Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Phước Sơn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 65 - 67)

I. Nguồn vốn huy động 32.775 39.330 41.230 44.750 47

c) Một số kinh nghiệm:

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Phước Sơn

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phước Sơn lần thứ XVIII nhiệm kỳ (2005-2010) đã xác định phương hướng chung và các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ (2006 - 2010):

Về cơ cấu kinh tế: Phương hướng chung của Đại hội đã nêu là: Phát triển bền vững

nền kinh tế theo cơ cấu "Lâm - Nông - Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ".

Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2010

chỉ tiêu Đến năm 2010 1. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả nhiệm kỳ (%) 8 - 9%

2. Hoàn thành định canh định cư (%)

3. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng (%) 4. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng (%) 5. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng (%)

6. Diện tích trồng rừng từ (ha)

7. Thu ngân sách do kinh tế phát sinh trên địa bàn tăng (%) 8. Tỷ lệ rừng được che phủ (%)

9. Diện tích đất canh tác được tưới tiêu (ha) 10. Tỷ lệ diện tích đất làm được cơ giới (%) 11. Sản lượng lương thực cây có hạt (tấn) 12. Giảm tỷ suất sinh thô bình quân năm

13. Giảm tỷ lệ đói nghèo đến năm 2010 (theo chuẩn mới) 14. Thu nhập bình quân đầu người/năm

> 90% 14 - 15% 15 - 16% 5 - 6% 300 - 350ha 5 - 6% > 60% > 80% 30% > 4.500 tấn 0,7 - 0,80/00 < 30% 2,3 - 2,5 triệu

Nguồn : Nghị quyết Đảng Bộ huyện Phước Sơn Lần thứ XVIII

Kế hoạch phát triển kinh tế cụ thể là: Tiếp tục ổn định ĐCĐC, sắp xếp lại dân cư, hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho những hộ còn khó khăn. Hướng dẫn nhân dân khai hoang ruộng nước, trong đó chú trọng ruộng bậc thang và nà thổ thâm canh để tăng diện tích sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực. Khuyến khích nhân dân bỏ vốn đầu tư, Nhà nước hỗ trợ theo chính sách để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chăn nuôi đại gia súc gắn với trồng cỏ và dùng phân bón cho sản xuất.. .Nhằm tăng ổn định giá trị sản xuất Nông- Lâm nghiệp mỗi năm từ 5 - 6%. Tạo thêm việc làm để tăng thu nhập cho nhân dân từ tiểu thủ công nghiệp; từ kinh tế rừng và các dịch vụ phục vụ khách du lịch… Phấn đấu tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp 14-15% ngay từ những năm đầu. Động viên các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, vừa sản xuất kinh doanh theo luật bình đẳng như các thành phần kinh tế khác, vừa có trách nhiệm quan tâm đến các hoạt động phục vụ đời sống xã hội như: hướng nghiệp, bao tiêu sản phẩm, giải quyết việc làm, giải quyết hàng chính sách cho nhân dân…Tạo sự chuyển biến nhanh và vững chắc về kinh tế.

Đưa tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế (giá hiện hành) từ 80 tỉ lên 140 tỉ; giá trị gia tăng (giá cố định) từ 36,9 tỉ năm 2005 lên 56,8 tỉ năm 2010. Tăng bình quân hàng năm từ

8 - 9%. Nâng tỷ trọng giá trị ngành Công nghiệp - Xây dựng từ 21% năm 2005 lên 25%. Ngành Thương mại - dịch vụ và Du lịch từ 45,5% lên 51%. Ngành Nông - Lâm nghiệp từ

33,5% xuống còn 24% vào năm 2010. Tuy giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm tỷ

trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, nhưng là thu nhập cơ bản của gần 80% dân số trên địa bàn huyện, nên xác định cơ cấu phát triển kinh tế của huyện về lâu dài phải theo hướng " Lâm -

Nông - Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ"14, tr.64.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 65 - 67)