Giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 72 - 73)

- Về phát triển thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp

3.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

tỉnh Quảng Nam

3.2.1.Nhóm giải pháp cơ bản tạo đà, tạo môi trường, là cơ sở thu hút, huy động vốn (cầu về vốn) có hiệu quả.

3.2.1.1.Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần gắn với đa dạng hoá các hình thức

tổ chức sản xuất nông nghiệp

Thực chất của giải pháp này là giải phóng năng lực sản xuất, huy động mọi nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

Thực tiễn trong nông nghiệp ở huyện Phước Sơn - Quảng Nam, việc khẳng định sự tồn tại và phát triển kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu đã tạo ra khả năng huy động nguồn lực tại chỗ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Kinh tế nhà nước mà cụ thể là các nông, lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp,… trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường cũng đang chuyển sang sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tuy vai trò của các doanh nghiệp, các nông, lâm trường hiện còn mờ nhạt, tác động đối với nông nghiệp còn yếu, song cần khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Cần phát triển các doanh nghiệp nhà nước trong phục vụ phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn để gắn bó chặt chẽ nông, lâm nghiệp và dịch vụ nông thôn với nhau.

Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp theo hướng có quy mô trung bình sẽ chiếm phần lớn hộ, hộ quy mô nhỏ giảm dần; trang trại nông - lâm gia tăng. Đảm bảo sự bình đẳng giũa kinh tế hộ với các thành phần kinh tế khác, khuyến khích kinh tế hộ mạnh dạn tự sản

xuất kinh doanh vào những ngành, những lĩnh vực mà họ có tiềm năng và đủ điều kiện để phát triển.

Tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến, những hình mẫu về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn theo cơ chế thị trường. Tiến hành rà soát lại các nông, lâm trường trên địa bàn. Nông lâm trường nào sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì tiếp tục đầu tư phát triển, ngược lại kinh doanh kém hiệu quả thì tiến hành giải thể, phá sản, giao đất. giao rừng cho kinh tế hộ quản lý.

Thực hiện bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp, tuy hình thức này chưa được áp dụng rộng rãi và còn mới lạ. Nhưng trong sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết khí hậu, dễ bị thiên tai, dịch họa, giá cả nông sản lên xuống thất thường. Do vậy cần thực hiện bảo hiểm nông nghiệp nhằm phân tán rủi ro, tổn thất, góp phần hạn chế thiệt hại của nông dân có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Để bảo hiểm nông nghiệp có kết quả, cần tư vấn kỹ thuật cho nông dân nhằm giúp sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, tránh được dịch bệnh, triển khai hoạt động bảo hiểm nông nghiệp nhằm bảo vệ an toàn quá trình sản xuất, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích người nông dân mạnh dạn đầu tư, thu hút đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 72 - 73)