Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 27 - 28)

c- Các hình thức tín dụng:

1.2.2.5.Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

sách tài chính - tiền tệ quốc gia, được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTW và các NHTM. Mặt khác sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia luôn luôn phụ thuộc vào định hướng phát triển kinh tế, vào các nguồn lực và cách thức tạo ra nguồn lực đó - một trong những nhân tố quan trọng cấu thành nguồn lực này là vốn. Do vậy, ngân hàng cần phải có chính sách tài chính- tiền tệ phù hợp tạo động lực thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.

1.2.2.4. Tín dụng là công cụ tài trợ, đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt, hỗ trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển. chốt, hỗ trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển.

Sự phát triển của các ngành kinh tế then chốt chính là yếu tố tạo sự bình ổn, tự chủ về kinh tế của mỗi quốc gia và cũng là nền tảng vững chắc để đẩy mạnh các ngành kinh tế mũi nhọn đạt được những ưu thế nhất định trên thị trường thế giới, tạo thế liên hoàn thúc đẩy, hỗ trợ, lôi cuốn các ngành kinh tế cùng nhau phát triển toàn diện. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế kém phát triển, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, nguồn vốn đầu tư còn thiếu hụt nghiêm trọng, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối nặng nề, hiệu quả thấp lại không ổn định như nước ta hiện nay thì việc sắp xếp lại sản xuất, xác lập từng bước cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng phát triển kinh tế xã hội và những mục tiêu đã định. Nó đòi hỏi phải có hàng loạt các chính sách, biện pháp đồng thời và hợp lý mà trong đó tín dụng ngân hàng đóng góp phần hết sức quan trọng.

Tín dụng ngân hàng là công cụ tập trung huy động vốn để cho vay đầu tư đúng đối tượng, đúng nguyên tắc và có hiệu quả. Nó ưu tiên tập trung vốn cho các ngành kinh tế then chốt có tính quyết định trong nền kinh tế và hỗ trợ vốn cho các ngành trọng điểm, ngành mũi nhọn để có cơ hội tạo ra các bước nhảy quan trọng. Tín dụng ngân hàng còn vận dụng cơ cấu vốn hợp lý và chính sách lãi suất thích hợp để khuyến khích các ngành các lĩnh vực kinh tế chậm phát triển. Ngoài ra, thông qua chính sách tiền tệ, tín dụng còn góp phần ổn định giá cả có tác dụng tích cực thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế phát triển.

1.2.2.5. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động. động.

Như chúng ta đã biết tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, làm tiền đề quan trọng để sản xuất lưu thông hàng hoá. Nền kinh tế phát triển

trong một môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện nâng cao dần đời sống của các thành viên trong xã hội, là điều kiện thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội.

Mặt khác, trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức cho vay: tổ chức tín dụng dân cư, thành lập các quỹ xoá đói giảm nghèo, cho vay theo chương trình tín dụng EC … vốn tín dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các nhà doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Từ đó tín dụng góp phần ổn định đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm, qua đó góp phần ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 27 - 28)