Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 43 - 46)

- Những hạn chế (hay tác động tiêu cực) là:

2001 2002 2003 2004 2005 1 Diện tích cây lương

2.2.1. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

nghiệp, nông thôn tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

NHNo&PTNT huyện Phước Sơn là đơn vị trực thuộc Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam (đơn vị thành viên hạch toán NHNo&PTNT Việt Nam). Tiền thân của Ngân hàng No&PTNT huyện Phước Sơn là Ngân hàng Nhà nước cấp huyện được hình thành vào năm 1976. Hiện nay NHNo&PTNT huyện Phước Sơn thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa làm dịch vụ tài chính trung gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Đối tượng khách hàng phục

vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn huyện. Trong những năm qua, NHNo&PTNT huyện Phước Sơn đã không ngừng vươn lên để phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy KT-XH tại địa phương ngày càng phát triển ổn định.

Quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn luôn gắn bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chế chung của toàn bộ nền kinh tế cũng như của ngành. Có thể chia thành ba giai đoạn hình thành và phát triển:

* Giai đoạn 1976 - 1985

Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc Gia miền nam được hợp nhất vào Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, tạo thành một hệ thống Ngân hàng nhà nước duy nhất trong cả nước.

Nhiệm vụ cơ bản về ngân hàng đã được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV là : " Thông qua hoạt động tín dụng, tiền tệ mà tham gia xây dựng và thúc đẩy thực hiện kế hoạch kinh tế, cung ứng vốn tín dụng, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động sản xuất và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. Phát triển mạnh tín dụng, bảo đảm vốn sản xuất kinh doanh đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế tập thể để phát triển sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước. Thu hút tiền tiết kiệm và tiền nhàn rỗi trong xã hội. Xây dựng ngân hàng thành trung tâm thanh toán có hiệu

lực. Quản lý chặt chẽ tiền mặt và lưu thông tiền tệ"[9].

* Giai đoạn 1986 - 1990

Từ những năm 1986 - 1987 nền kinh tế có nhu cầu vốn rất lớn, nhất là khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước cho sản xuất kinh doanh được phép bung ra. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của nền kinh tế, đã làm nảy sinh việc ra đời gần như tự phát của các tổ chức tín dụng ở đô thị. Đặc biệt là các năm 1988 - 1989 cùng với bước sơ khai chuyển ngân hàng sang hạch toán kinh doanh. Trong thời gian này, các quy chế quản lý không được ban hành kịp thời và không được kiểm soát chặt chẽ từ phía ngân hàng Nhà nước. Việc kiểm soát đã không theo kịp với tốc độ phát triển của những tổ chức mang dáng dấp hoạt động ngân hàng, hoạt động của một số tổ chức tín

dụng thiếu lành mạnh, chỉ chạy theo kiếm lời bất chính, thậm chí còn có hành vi chụp giật, lừa đảo. Với Nghị định 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã tách ngân hàng trung ương từ một cấp thành hai cấp là NHNN và các NHTM. Thời kỳ này đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn là các doanh nghiệp quốc doanh cấp huyện, cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện và một số HTX theo mô hình cũ, nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn bao cấp theo chỉ tiêu kế hoạch của NHTW, phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh và các HTX vay vốn tại ngân hàng sau một thời gian hoạt động kinh doanh đều bị thua lỗ, phải đi đến phá sản, giải thể và sáp nhập.

* Giai đoạn 1990 đến nay

Đây là thời kỳ đổi mới cơ bản hệ thống ngân hàng. Tháng 5 năm 1990 Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố 2 pháp lệnh: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.

Định hướng cơ bản của Pháp lệnh về Ngân hàng là:

- Tách bạch chức năng: Ngân hàng Nhà nước là NHTW, có chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng; chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thuộc về các NHTM và các tổ chức tín dụng.

- Tao lập một hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh tiền tệ và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.

- Đa dạng hoá về loại hình (Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Công ty Tài chính, HTX tín dụng).

- Đa dạng hoá về sở hữu (quốc doanh, cổ phần, hỗn hợp quốc doanh và các thành phần kinh tế khác).

- Sự tham gia của ngân hàng nước ngoài vào thị trường tiền tệ Việt Nam (Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài).

- Tăng cường tính độc lập và tự chủ trong kinh doanh tiền tệ.

- Từng bước tạo lập môi trường, điều kiện nhằm bảo vệ người gửi tiền, người cho vay, người sản xuất kinh doanh… để hoạt động của hệ thống ngân hàng được an toàn.

Các pháp lệnh về ngân hàng mở ra khả năng đổi mới triệt để hệ thống ngân hàng và coi đây là mũi đột phá, mở đầu cho sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế quốc dân, cũng từ

đây hệ thống NHTM trong đó có hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi từng bước mạnh mẽ và rất cơ bản.

Để xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Ngày 12 tháng 12 năm 1997 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng. Ngày 26 tháng 6 năm 2003, Chủ Tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã Công bố Lệnh số 19/2003/L-CTN về Công bố Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.(đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003).

Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ năm 1996 đến nay có tốc độ tăng trưởng khá cả về quy mô và chất lượng, góp phần đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn.

Biểu 2.3: một số chỉ tiêu hoạt động Ngân hàng huyện Phước Sơn (giai đoạn 2001 - 2005)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 43 - 46)