Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 73 - 76)

- Về phát triển thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp

3.2.1.2. Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một quá trình có nhiều phức tạp đòi hỏi phải có thời gian. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là mức độ đầu tư nguồn vốn.

CNH, HĐH nông nghiệp có nội dung chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp theo hướng thị trường - hiện đại, gắn với công nghiệp chế biến, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản 38, tr.296.

CNH, HĐH nông thôn có nội dung chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng; tổ chức đời sống xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và hiện đại ở nông thôn trên cơ sở nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân38, tr.296.

Như vậy cần tiếp tục mở rộng chính sách tín dụng, huy động vốn trong xã hội để nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Nhà nước tạo các khuôn khổ luật pháp cần thiết để các đối tượng này hoạt động công khai, thường xuyên được đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và diều chỉnh.

Để phát huy tác dụng tích cực hơn nữa Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tìm mọi biện pháp để nâng cao tỷ trọng vốn trung, dài hạn/tổng dư nợ, đáp ứng nhu cầu tín dụng đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh mới, đặc biệt là các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc đầu tư vào cây lâu năm. chuồng trại chăn nuôi…Đồng thời NHNo&PTNT cũng cần làm rõ các khoản cho vay có hiệu quả, tạo ra sự phát triển tốt ở nông thôn, làm rõ các khoản cho vay kém hiệu quả cần phải xem xét và cắt giảm hoặc xoá bỏ.

3.2.1.3. Đẩy mạnh và hỗ trợ việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Khoa học - công nghệ là động lực của CNH, HĐH nông nghiệp. Việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học - công nghệ vào sản xuất không chỉ làm tăng sức sản xuất, tạo giá trị gia tăng của sản phẩm, mà còn góp phần chủ yếu vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hưóng tiến bộ.

Thực tế quá trình phát triển nông nghiệp tại địa phương trong nhiều năm qua cho thấy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp chưa phổ biến, chính vì thế năng suất, sản lượng trong những năm qua đạt chưa cao, chưa làm thay đổi lớn diện mạo trong sản xuất nông nghiệp. Để đâỷ mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ phải được coi là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất và phải coi đó là động lực phát triển. Nhưng đây là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nghiên cứu giỏi, nhiều kinh nghiệm và phải có kinh phí… Vì vậy cần có sự chỉ đạo thường xuyên của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện tại địa phương: Cụ thể là:

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào

Muốn nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì yêu cầu đầu tiên là phải coi trọng việc nghiên cứu đầy đủ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi có phù hợp với điều kiện từng vùng không ? Chính vì vậy cần:

+ áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong việc cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, để tạo ra một sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường. Coi trọng nghiên cứu- ứng dụng công nghệ sinh học để có các giống mới về cây, con phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của huyện. Mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp sinh học trong các khâu chính của sản xuất nông nghiệp.

+ Lập chương trình nghiên cứu khoa học có hệ thống, từ khâu nghiên cứu đến triển khai đối với từng vùng sản xuất hàng hoá nằm trong quy hoạch của huyện. Trước hết cần tập trung ưu tiên đối với các chương trình cao su, Sâm Ngọc Linh, các vùng cây nguyên liệu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nguyên liệu trên địa bàn tỉnh; chương trình phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò…

+ Lựa chọn và đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi, kể cả thuê chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm, có khả năng làm việc với nông dân trong các điều kiện khác nhau để thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp.

- Nâng cao năng lực tiếp thu và ứng dụng khoa học- công nghệ cho nông dân thông qua đẩy mạnh công tác khuyến nông - khuyến lâm phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Thực tiễn tại địa phương lực lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, lại phân bố không đều giữa các vùng, còn hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ. Do vậy những kỹ thuật hiện đại, những loại cây trồng, vật nuôi, giống mới đưa vào sản xuất cần đến sự hỗ trợ của các trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học- công nghệ.

Công tác khuyến lâm, khuyến nông cần tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện xã hội, tâm lý và dân trí từng vùng, song phải có địa điểm và cơ sở vật chất cụ thể để hướng dẫn rộng rãi các tầng lớp dân cư, giúp nông dân có kiến thức khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp từ tuới tiêu, chọn giống, chọn nguồn thức ăn, bón phân, dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu bện đến việc chế biến bảo quản. Đưa các trung tâm khuyến nông thành cầu nối giữa việc chuyển giao kỹ thuật cho người dân đến việc thu nhận những yêu

cầu, khó khăn trong sản xuất để đề đạt cho những nhà nghiên cứu giải quyết. Cùng với tổ chức khuyến nông Nhà nước cần khuyến khích và phát triển các hình thức khuyến nông của các tổ chức sản xuất, các hội đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các thông tin đại chúng phát thanh, truyền hình tham gia vào hoạt động phát triển nông nghiệp.

Việc mở rộng ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ tạo ra khả năng nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giải phóng một bộ phận lao động ra khỏi nghề nông. Đó là cơ sở quan trọng để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Công nghiệp chế biến vói những kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng càng tạo thuận lợi để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Một thực tế hiện nay sản phẩm hàng nông sản của ta còn ít, giá thành còn cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường cùng một sản phẩm còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng sản phẩm của ta còn thấp, mẫu mã, bao bì còn nghèo nàn, hàm lượng khoa học- công nghệ kết tinh trong sản phẩm còn thấp. Vì vậy cần phải đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến tới một nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng, phong phú chất lượng cao đủ sức cạnh tranh cả thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 73 - 76)