Phương hướng phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 67 - 69)

I. Nguồn vốn huy động 32.775 39.330 41.230 44.750 47

c) Một số kinh nghiệm:

3.1.2.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp.

Phương hướng cơ bản là phát huy lợi thế nền nông nghiệp của huyện, tập trung đẩy mạnh và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế mở và dịch vụ.

Mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào trong sản xuất và phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực vẫn giữ vai trò quan trọng làm bàn đạp chuyển dần nền kinh tế sang cơ cấu mới.

Coi nông nghiệp, nông thôn là vấn đề cốt lõi và là nền tảng trong phát triển KT-XH của địa phương.

Biểu 3.2: Dự kiến cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2010

ĐVT

NĂM Tăng (+), Giảm (-) 2005 2010

Cơ cấu GDP (giá HH- %)

% 100 100

Nông, Lâm nghiệp % 33,5 24,0 - 9,5 Công nghiệp, Xây

dựng

% 21,0 25,0 + 4,0 Thương mại, dịch vụ % 45,5 51,0 + 5,5

Nguồn: Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ huyện Phước Sơn nhiệm kỳ XVIII

- Về trồng trọt: ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi và tiếp tục hỗ trợ rọ sắt, ống

nước cho những nơi khó khăn về nguồn nước làm thuỷ lợi tập trung, giải quyết chủ động khâu tưới tiêu đạt 80% diện tích gieo trồng lúa nước. Chú trọng thâm canh cây màu như sắn, ngô, các loại đậu trên diện tích nà thổ. Đồng thời mỗi năm khai hoang mới từ 10 đến 15 ha để tăng nhanh ruộng nước. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 500 ha diện tích canh tác lúa nước; phấn đấu đưa diện tích gieo trồng lúa nước 800 ha; năng suất đạt 40 - 41 tạ/ha. Giữ mức độ ổn định 600 ha lúa rẫy mỗi năm. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây có giá trị kinh tế cao như: quế, dó bầu, song mây, tre lấy măng và cây ăn quả. Hình thành các vùng nguyên liệu, tạo tiền đề phát triển công nghiệp chế biến 14, tr.74. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam số: 53/2006/NQ-HĐND ngày 4 tháng 5 năm 2006 Về tiếp tục phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2006-2010, theo đó quy mô phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại đến năm 2010 đảm bảo đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu như

+ Hoàn thành việc cải tạo diện tích vườn tạp hiện có (5000 ha). + Xây dựng mới vườn đồi, vườn rừng : 5.000 ha.

- Về chăn nuôi: Phấn đấu tăng mạnh đàn gia súc, gia cầm để đến năm 2010 đạt tổng

đàn gia súc 20.000 con, tăng gần gấp đôi năm 2005. Trong đó chủ yếu là đàn bò cái lai Zêbu đạt từ 50-60%, đạt tổng đàn trên 8.000 con, tăng gấp 3 lần hiện nay. Trong phát triển chăn nuôi phải gắn với trồng cỏ; chăn nuôi phải chọn giống phù hợp có giá trị kinh tế cao, có chuồng trại bảo vệ và phòng trừ dịch bệnh. Nâng diện tích ao hồ nuôi cá nước ngọt lên 28 ha năm 2010 tăng gấp đôi hiện nay14, tr.74. Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, theo Quyết định số: 66/2004/QĐ-UB ngày 20/8/2004 của UBND tỉnh giai đoạn 2004-2010 cụ thể: Mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo hợp đồng vay thực tế với các chi nhánh Ngân hàng như sau:

+ Bò cái lai : 10 triệu đồng/con

+ Bò cái địa phương : 5 triệu đồng/con ( thực hiện với hộ đồng bào dân tộc ít người). + Bò sữa : 15 triệu đồng/con.

+ Làm chuồng kiên cố (nền láng xi măng hoặc lát đá, tường xây hoặc gỗ đảm bảo yêu cầu đông che hè thoáng) : 2,5 triệu đồng/con (bò cái sinh sản, bò sữa, bò chuyên thịt).

+ Trồng cỏ nuôi bò : 8 triệu đồng/ha.

- Về Lâm nghiệp: Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có.

Điều chỉnh diện tích rừng của các Lâm trường. Khoanh giao các khu sản xuất nương rẫy; khu vực trồng rừng và tái sinh rừng để tạo điều kiện cho nhân dân vừa có đất sản xuất vừa bảo vệ được trạng thái tự nhiên của rừng, nâng độ che phủ đạt 60% vào năn 2010, nhằm phục vụ cho du lịch sinh thái. Đẩy nhanh công tác giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng và chăm sóc rừng. Trồng rừng 350 ha/năm tương ứng với 350 nghìn cây các loại (trong đó cây quế nội 150 nghìn cây/năm).Giám sát chặt chẽ việc khai thác khoảng 10.000 m3 gỗ làm nhà của chương trình 134 và gỗ rừng trồng đúng quy định 14, tr.74.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ doc (Trang 67 - 69)