Tăng cường công tác quản lý vận hành và sử dụng công trình:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 123 - 125)

- Các công trình công cộn g: Trường học, trạm ytế, trạm khuyến nông,

5. Tăng cường công tác quản lý vận hành và sử dụng công trình:

Khai thác và sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng là điều kiện cần thiết để duy trì và gia tăng những lợi ích mà các hạ tầng đem lại. Giai đoạn này cũng rất quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến người sử dụng.

Kết thúc thi công,chuẩn bị đưa công trình vào sử dụng ban quản lý đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng thiết kế và dự toán đã được duyệt. Quá trình nghiệm thu phải có sự tham gia của giám sát xã, đơn vị thiết kế, đại diện người sử dụng, đơn vị thi công xây dựng, đại diện UBND tỉnh, huyện.

Sau khi nghiệm thu công trình, ban quản lý huyện, xã tổ chức bàn giao ngay cho các xã, bản để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng. Việc sử dụng phải đúng mục đích, hàng năm phải có kế hoach duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ công trình thường xuyên để đảm bảo công trình phát huy hiệu quả.

Để đảm bảo cho các công trình sử dụng lâu bền, các xã cần phải xây dựng ra các quy chế quản lý khai thác sử dụng công trình. Như:

+ Lập ra một tổ chức chuyên quản lý việc xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình trên địa bàn xã, tổ chức này có nhiệm vụ: theo dõi, giám sát quá trình xây dựng các công trình do xã tự làm trên điạ bàn xã; tiến hành kiểm tra thường xuyên hoạt động vận hành của các công trình hiện có để sớm phát hiện hỏng hóc mà có kế hoạch tu sửa ngay; kiểm tra quá trình thực hiện duy tu, bảo dưỡng.

+ Lập ra các quỹ để tiến hành tu sửa hàng năm, quỹ được đóng góp từ dân, từ tiền thuê cửa hàng, tiền thu hồi vốn từ các công trình,...

Trên đây là một vài giải pháp cơ bản cần thiết để nâng cao được hiệu quả của hoạt động đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng, hoạt động xây dựng cơ bản nói chung. Để những giải pháp này thực sự phát huy tác dụng cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để và toàn diện.

Để cho tất cả các giải pháp trên thực hiện có hiệu quả nhất thì đòi hỏi công tác chỉ đạo của các cấp các ngành quản lý trong hoạt động đầu tư vào xây dựng các trung tâm cụm xã mà cụ thể là đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa bàn các cụm xã cũng cần phải có những đổi mới trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Cụ thể như:

Các cấp, các ngành cần đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện đối với công việc được giao, thường xuyên theo dõi, phân tích diễn biến tình hình kịp thời, kịp phát hiện những vấn đề phát sinh, những khó khăn và đề ra những giải pháp khắc phục có hiệu quả với tinh thần tự lực tự cường, đồng thời đề xuất những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền.

Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, việc quản lý hoạt động đầu tư phải được tiến hành theo chương trình dự án, thực hiện theo đúng thủ tục trình tự đầu tư.

Phân cấp quản lý gắn với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện uốn nắn kịp thời những vi phạm trong quá trình thi công xây dựng công trình hay những phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư. Cụ thể như, giữa các ban chỉ đạo, ban quản lý, ban giám sát phải phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên thông tin nhiều chiều để nắm sát tình hình, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên liên tục. Ban chỉ đạo các cấp tự giác tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ lẫn nhau và kịp thời có ý kiến tham gia chấn chỉnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w