Giải pháp về huy động và sử dụng vốnđầu tư:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 115 - 119)

- Các công trình công cộn g: Trường học, trạm ytế, trạm khuyến nông,

3.Giải pháp về huy động và sử dụng vốnđầu tư:

Đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đòi hỏi một lượng vốn ban đầu rất lớn, phần lớn lại là các công trình công cộng không thu hồi vốn, nếu có thì thời gian thu hồi vốn kéo dài. Mà ở đây lại là đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã vùng dân tộc, miền núi, vùng cao, nên huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn là Nhà nước phải đứng ra đầu tư. Vì vậy, vấn đề huy động thêm nguồn lực trong dân giữ vai trò rất quan trọng giúp đỡ Nhà nước và san bớt gánh nặng đầu tư của Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

Cho nên, ngoài việc phát huy tối đa những tiến bộ đã làm được cần:

* Tiếp tục phát huy tối đa phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư" trong từng lĩnh vực hạ tầng và trong từng điều kiện địa bàn đầu tư, phối hợp linh hoạt giữa đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và sức đóng góp của dân.

ở mỗi vùng cần quy định rõ mức đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và mức đóng góp của dân (tỷ lệ đóng góp phải phù hợp với khả năng của dân cư): Như:

+ ở những xã thuộc vùng cao biên giới Nhà nước đầu tư là chính, nhân dân đóng góp thêm vật tư và công sức lao động.

+ ở những xã thuộc vùng trung tâm xã và trung tâm cụm xã đã có điều kiện phát triển, nhân dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ vật tư tiền vốn,...

Tuỳ từng tính chất, tầm quan trọng của các hạng mục trong hệ thống hạ tầng mà phân chia trách nhiệm đầu tư của Nhà nước và nhân dân là khác nhau như:

+ Đối với giao thông: Nhà nước đầu tư các tuyến đường chính, hỗ trợ cùng nhân dân làm đường dân sinh liên xã hoặc liên bản;

+ Thuỷ lợi : Nhà nước đầu tư các công trình đầu mối, kênh cấp I và hỗ trợ làm kênh cấp II, nhân dân đónh góp xây dựng kênh cấp II và kênh mương nội đồng...

+ Điện: Nhà nước đầu tư là chủ yếu, đầu tư đường dây 35 KV, trạm biến áp, trạm trung và hạ thế và các đường trục chính. Nhân dân đầu tư đường dây từ trục vào gia đình.

+ Nước sinh hoạt :Nhà nước có thể đầu tư hoặc hỗ trợ cho phát triển hệ thống nước sạnh xông cộng tại các bản, các xã.

+ Trường học: Nhà nước đầu tư các trường PTTH, dân tộc nội trú, trường bán trú ở các trung tâm cụm xã. Nhà nước hỗ trợ xây dựng trường PTCS, tiểu học, nhà ở giáo viên,...ở các xã, các cụm xã có nhu cầu lớn( hỗ trợ 50%). Các trường ở các trung tâm cụm xã, các xã vùng đặc biệt khó khăn Nhà nước có thể hỗ trợ nhiều hơn khoảng 70%. * Các cấp, các ngành tại địa bàn cần phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân vùng hưởng lợi, tham gia tích cực, tự giác xây dựng công trình và duy trì thường xuyên công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hiện có.

ở các xã cần chủ động sáng tạo trong công tác vận động đóng góp và tự xây dựng công trình cho xã. Do điều kiện phát triển của vùng, nên sức đóng góp của dân hiệu quả không lớn, đa phần chỉ là những công việc có tính đơn giản, mức đóng góp không cao, dân lại chưa hiểu, chưa biết về ý nghĩa của việc xây dựng cụm xã và trung tâm cụm xã. Nên có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức qua đài phát thanh, báo chí, truyền hình và qua phát động

phong trào toàn dân...để phổ biến cho dân biết ý nghĩa tầm quan trọng của các phong trào xây dựng trung tâm cụm xã, xây dựng công trình nhằm tăng khả năng quyên góp của quần chúng.

Với các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn thường đóng góp tuỳ tâm, các xã nên thiết lập mối quan hệ mật thiết với các tổ chức này để nâng cao sự hỗ trợ, đóng góp. Huyện nên quy định mức đóng góp cụ thể cho các tổ chức này để tiện huy động.

Ngoài ra, nguồn vốn huy động từ dân cư phải quán triệt chủ trương công khai hoá các nguồn lực huy động, mục đích sử dụng các nguồn vốn, cho dân trực tiếp tham gia xây dựng và giám sát thi công để phát huy hiệu quả của phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Ngoài huy động công khai và có tổ chức, cần quy định rõ mức đóng góp của từng đối tượng huy động, tuỳ từng loại công trình, tuỳ từng vùng mà tính toán khâu công việc theo từng mức độ cụ thể phù hợp với điều kiện đặc thù và khả năng của nhân dân để đảm bảo cho dân chủ công khai phải xuất phát từ khả năng và lợi ích của dân, nhằm khơi thông sức dân, sự ủng hộ của dân.

* Đa dạng hoá hình thức huy động vốn đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các địa bàn cụm xã, đẩy mạnh huy động vốn theo quan điểm: Nhà nước hỗ trợ giúp dân, dân giúp dân, cộng đồng xã hội giúp dân. Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn vốn trên địa bàn cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở cụm xã như:

Tiếp tục tăng cường huy động vốn đầu tư dưới nhiều hình thức như: vốn bằng tiền, công lao động, vật tư, máy móc thi công, phương tiện vận chuyển,kỹ thuật, ...

+ Huy động nhân dân đóng góp bằng nhiều hình thức, tuỳ tình hình cụ thể: lao động thủ công (đào, đắp), vận chuyển và khai thác vật liệu tại chỗ hay có thể tham gia giải phóng mặt bằng, tham gia xây dựng công trình. Nhất là đối với các công trình kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới phải thực hiện tốt nhiệm vụ huy động tổng hợp tất cả các nguồn vốn hiện có trên địa bàn.

+ Vận động các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể trên điạ bàn tham gia góp tiền, vật tư, máy móc, phương tiện vận chuyển, kỹ thuật,... để xây dựng công trình.

+ Đẩy mạnh phong trào sản xuất vật liệu tại chỗ như nung vôi, khai thác đá, làm gạch, làm ngói... để cung cấp kịp thời cho công trình thi công, nhất là ở các địa bàn xã xa trung tâm, xã xùng xã, vùng biên giới, xã điều kiện giao thông không thuận lợi, điều kiện vận chuyển vật liệu khó khăn.

+ Huy động thêm vốn thu từ các dự án phát triển nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn để bổ sung vốn cho hoàn thiện công trình.

+ Về xây dựng các trung tâm dịch vụ cần lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình dự án và nguồn vốn vay, đối với những trung tâm cụm xã giao lưu thuận lợi nên tính toán huy động thêm nguồn vốn thu hồi từ cho thuê của hàng dịch vụ hay vốn thu từ thuế sử dụng đất đầu tư cho thuỷ lợi, vốn thu hồi viện phí cho trạm xá, phân viện ytế...

* Đảm bảo sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh đầu tư tràn lan thiếu trọng tâm, trọng điểm.

- Lồng ghép và phối hợp có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình dự án thực hiện trên địa bàn kể cả vốn góp của dân.

Cần quy định tập trung nguồn vốn vào một đầu mối để quản lý về số lượng và tiến độ bỏ vốn của từng nguồn vốn, tiến độ huy động đóng góp và cung ứng hỗ trợ vật tư để bố trí cho phù hợp với tiến độ thực hiện công trình, cấp phát vốn kịp thời để tạo điều kiện cho đơn vị thi công hoàn thành đúng tiến độ. Tránh tình trạng, các nguồn vốn lồng ghép trên một địa bàn, một công trình không phối hợp được với nhau, vốn cấp nhỏ giọt không đều, phân tán, không tạo được hiệu quả đầu tư dứt điểm, đồng bộ.

Ngoài ra, cần tăng cường sự chỉ đạo, giám sát và sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên tục của các ban quản lý các cấp để nâng cao hiệu quả quản lý.

+ Cụ thể hoá các quy hoạch chi tiết theo chuyên ngành đã được phê duyệt để xây dựng kế hoạch dự án đầu tư hàng năm và tính toán thứ tự ưu tiên các

công trình hợp lý theo cụm xã nhằm định hướng cho các huyện, các xã xây dựng công trình, tạo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích.

+ Các nguồn vốn phải đưa vào kế hoạch và tập trung vào một đầu mối để quản lý thống nhất, đầu tư đến tận công trình dự án, đảm bảo chất lượng không để thất thoát trong thi công.

+ Đẩy mạnh chủ trương xây dựng dự án từ cộng đồng. Tức là, trong khi xây dựng danh mục dự án chuẩn bị đầu tư chú ý lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, từ đó xác định được các khu vực cần đầu tư, các công trình cần đầu tư. Chú ý lựa chọn những địa bàn, những công trình do dân đề nghị và sẵn sàng đóng góp để đảm bảo cho hoạt động đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng và ưu tiên những nơi mà nhân dân sẵn sàng cam kết huy động sức dân để phối hợp thực hiện hoàn thành công trình đúng tiến độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tất cả các xã đều được đầu tư nhưng không nhất thiết phải chia đều. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện phát triển mà đầu tư có ưu tiên thứ tự các công trình, các địa bàn. Ưu tiên thực hiện đầu tư và thanh toán cho các công trình, dự án thuộc quy hoạch khả thi đã được duyệt, có chất lượng cao.

- Tập trung các nguồn vốn, lồng ghép các dự án để xây dựng dứt điểm các công trình lớn các công trình có quy mô liên xã, hay xây dựng các công trình theo thứ tự ưu tiên đã được chọn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 115 - 119)