Huy động vốn:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 47 - 50)

1. Vốn và nguồn vốn qua các năm:

1.1. Huy động vốn:

Qua một thời gian triển khai chương trình xây dựng các trung tâm cụm xã, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, thu hút được sự tham gia của nhiều nguồn vốn, bước đầu triển khai có hiệu quả các biện pháp huy động.

Vốn đầu tư cho chương trình xây dựng trung tâm cụm xã giai đoạn 1996- 1998 chủ yếu được cân đối từ vốn ngân sách, năm 1999-2000 bố trí vốn đầu tư cho chương trình bằng 2 nguồn: ngân sách địa phương và ngân sáchTW, trong đó ngân sách TW chủ yếu cấp qua các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa...

Kết quả trong 5 năm (1996- 2000) đã thực hiện xây dựng trung tâm cụm xã với tổng vốn đã huy động để đầu tư được là 99,115 tỷ đồng cho 46 trung tâm cụm xã (53 trung tâm cụm xã cũ) của toàn tỉnh. Trong giai đoạn này do chưa chủ trương tập trung cho 13 trung tâm cụm xã trọng điểm nên vốn đầu tư được phân đều cho tất cả các trung tâm cụm xã hiện có của tỉnh. Đến năm 2001 vốn mới được tập trung nhiều cho 13 trung tâm cụm xã trọng điểm. Nhưng nhìn chung, qua các năm lượng vốn đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Bảng 5:

Vốn đầu tư cho các trung tâm cụm xã qua các năm

Chỉ tiêu Thời kỳ 1996 - 2000 2001 Tổng số 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn cho các trung tâm cụm xã 99,115 10,495 19,71 7 19,838 21,957 27,072 40,2 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 23,54 - 87,9 0,614 10,7 23,3 47,75

Nguồn : Sở KH&ĐT Sơn La

Năm 1996 chương trình xây dựng trung tâm cụm xã chưa triênt khai mạnh nên vốn đầu tư cho các trung tâm cụm xã còn thấp ( có 10,495 tỷ) sang năm1997 bắt đầu đầu tư mạnh cho các trung tâm cụm xã nên lượng vốn qua các năm có tăng lên trông thấy,nổi bật là năm 2000 với lượng vốn huy động được là 27,072 tỷ trước mắt triển khai xây dựng được một số công trình thiết yếu tại các cụm xã

Bắt đầu sang năm 2000, tỉnh chủ trương chọn ra 13 trung tâm cụm xã để làm trọng điểm tập trung đầu tư. Nhưng năm 2000, do chủ chương mới phát động nên cần có thời gian chuẩn bị, đầu tư cho các cụm xã trọng điểm chưa tập trung được mạnh. Sang năm 2001mới tập trung toàn diện, cho nên lượng vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng năm 2001 cũng tăng lên rõ rệt so với thời gian trước mà cụ thể là so với năm 2000, lượng vốn đầu tư cho 13 trung tâm cụm xã được bổ xung nhiều hơn, tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối.

Nếu vốn đầu tư năm 2000 cho các trung tâm cụm xã cho phát triển cơ sở hạ tầng là 27,072 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho 13 trung tâm cụm xã trọng điểm là 19,744 tỷ đồng (chiếm 72,9%), thì đến năm 2001 tổng vốn đầu tư cho các trung tâm cụm xã là 40,2 tỷ đồng, trong đó: đầu tư cho các cụm xã trọng điểm là 31,758 tỷ ( chiếm 79%).

Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng được huy động từ nhiều nguồn.

dựng cơ bản tập trung, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ của bộ, ngành trung ương , vốn dân góp, vốn từ ngân sách.

- Nguồn vốn Nhà nước cấp (ngân sách TW và ngân sách địa phương) được đầu tư vào các công trình: giao thông, chợ, điện và trạm biến thế, bưu điện ...trong cụm xã. Nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay được đầu tư vào sản xuất kinh doanh (vào cơ sở hạ tầng không đáng kể nên không xét đến). Vốn ngân sách được đầu tư nhiều qua các chương trình phát triển kinh tế miền núi và chương trình mục tiêu ( của TW và của tỉnh), trực tiếp qua ngân sách không nhiều chủ yếu là dưới dạng hỗ trợ ( vật tư, máy móc, kỹ thuật,...)

- Nguồn lực huy động của đồng bào trên địa bàn cũng đóng góp chiếm tỷ lệ khá (nhất là trong việc xây dựng giao thông, thuỷ lợi và hệ thống trường học), nhưng chủ yếu góp bằng ngày công lao động, tham gia sản xuất, xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng... Uớc khoảng 35%. Đây là kết quả khả quan vì đa số dân cư trong vùng cụm xã đều thuộc diện nghèo khó khăn.

- Ngoài ra, do điều kiện địa hình, việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng rất khó khăn, nhiều cụm xã đã mạnh dạn nghiên cứu sản xuất, khai thác nguyên liệu tại chỗ như vôi, gạch, đá,...để xây dựng công trình.

- Các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trên địa bàn cụm xã đóng góp một phần nguồn lực giúp địa phương xây dựng trung tâm cụm xã qua việc đầu tư vốn, vật tư, máy móc, công lao động điển hình là tại cụm xã Sốp Cộp, Bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn cụm xã đã đầu tư xây dựng cho 2 xã của cụm các công trình hạ tầng kết hợp gồm trường học - trạm ytế - thuỷ điện. Đây là một đóng góp đáng kể.

- Vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm còn được tận dụng từ nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp như đầu tư các công trình thuỷ lợi . Riêng năm 2001 tổng vốn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp được dùng cho kiên cố hoá kênh mương ở các cụm xã là 7,0573 tỷ trong đó đầu tư cho các công trình thuộc cụm xã trọng điểm là 1,321 tỷ đồng gồm 3 công trình sau: Kênh Bản Xa-Mường Giôn 100 triệu; kênh bản Cáp Ca - Mường Và 1.021 triệu; kênh thuỷ lợi Cổng Bản - Chiềng Cang 200 triệu.

phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư” để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhìn chung, phong trào này phát huy có hiệu quả.

Với lượng vốn huy động như vậy, hầu hết các cụm xã đều có công trình được đầu tư bước đầu sử dụng có hiệu quả, nhân dân huyện, xã đều tích cự thạm gia xây dựng góp phần đảm bảo cung cấp đủ vốn cho công trình khởi công và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w