2. Cơ sở hạ tầng với phát triển kinh tế xã hội:
2.3. Đặc điểm và nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng:
Tính hệ thống và đồng bộ:
Là đặc trưng cơ bản của “nhánh” khác nhau trong quan hệ tổng thể. Nếu một khâu nào đó trong hệ thống không được thiết kế, xây dựng sẽ ảnh hưởng đến vận hành toàn bộ, thậm chí gây ách tắc. Nên khi phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cần đảm bảo tính đồng bộ, hoàn chỉnh và thống nhất trong tất cả các khâu. Ví dụ: hệ thống công trình thuỷ lợi không thể vận hành hiệu quả nếu thiếu hệ thống kênh mương, cống đập dẫn nước đến các khu vực cần tưới nước hay hệ thống đường sắt không thể sử dụng tốt nếu thiếu đầu tư đồng bộ từ đường, tàu, ga, hệ thống thông tin điều khiển...
Tính hệ thống và đồng bộ không những chi phối toàn diện đến thiết kế, quy hoạch, đầu tư thiết bị ... các công trình cụ thể, mà còn liên quan đến cách thức tổ chức quản lý, vận hành, kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Yêu cầu này thể hiện rõ ở các loại kết cấu hạ tầng mang tính hệ thống cao như hệ thống thuỷ lợi, bưu chính viễn thông...
Tính đồng bộ còn được thể hiện trong từng khu vực để giải quyết toàn bộ các yêu cầu chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
Có nghĩa là, xây dựng cơ sở hạ tầng phải đồng bộ mới phát huy hiệu quả tối đa, phải đi trước một bước và đón trước tương lai phát triển của vùng. Trong một khu vực các danh mục công trình của hệ thống cơ sở hạ tầng cũng nên được chú ý xây dựng đồng bộ để đảm bảo cho các công trình phát huy được tối đa hiệu quả dây truyền của từng loại trong hệ thống. Xây dựng đường giao thông có thể được tập trung trước nhưng sau đó trường học, trạm ytế, điện, nước sinh hoạt... cũng phải lần lượt được xây dựng để có thể phục vụ mọi mặt cần thiết cho sinh sống và phát triển sản xuất của dân cư.
Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội .... Đặc trưng này đòi hỏi, mỗi quốc gia phải có quy hoạch dài hạn, chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Cách làm chắp vá, đến đâu hay đến đấy sẽ hạn chế hiệu quả của kết cấu hạ tầng, thậm chí gây ách tắc, cản trở phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, làm đi làm lại nhiều lần, thường xuyên cải tạo nâng cấp... làm cho vốn đầu tư phải bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả sử dụng thấp. Nên đòi hỏi phải gắn quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng với quy hoạch phát triển lâu dài của từng vùng.
Tuỳ vào mức độ phát triển và yêu cầu phát triển của từng vùng mà xây dựng những công trình hạ tầng phù hợp:
+ ở đô thị, cần ưu tiên xây dựng và phát triển các công trình đầu mối để tạo ra khung sườn cho đô thị phát triển cân đối toàn diện. Đối với các khu đô thị mới, trong các đô thị loại I và loại II, cần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến. Ngoài ra, với các đô thị, các khu trong đô thị còn lại tuỳ theo từng loại cơ sở hạ tầng có thể xây dựng đạt trình độ hiện đại hoặc trình độ thích hợp. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, thì cần chú trọng phát triển các mạng lưới các công trình cơ sở hạ tầng môi trường, phối hợp chặt chẽ quy hoạch hệ thống cảng, giao thông vận tải và mạng lưới điện giữa các tỉnh thành.
+ ở khu vực nông thôn, do trình độ phát triển còn kém nên các hạ tầng cơ sở được xây dựng chủ yếu là hạ tầng thiết yếu đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất. Các công trình hạ tầng không đòi hỏi trình độ hiện đại cao và quy mô ở mức hợp lý.
Tính chất dịch vụ và có tính cộng đồng cao:
Hầu hết các sản phẩm của ngành cơ sở hạ tầng là sản phẩm trung gian cung cấp các dịch vụ để các ngành khác tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng rất phức tạp.
Hơn nữa, nhiều loại cơ sở hạ tầng tiến hành sản xuất và dịch vụ là những hàng hoá công cộng phục vụ chung cho nhiều ngành, nhiều người. Cho nên,
cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu kinh doanh và phục vụ mang tính phúc lợi.
Đồng thời, xác định hệ thống cơ cấu các chủ thể tham gia sử dụng cơ sở hạ tầng, hệ thống các chính sách và công cụ để xử lý quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng với những nước ( tỉnh, huyện, vùng lãnh thổ) đang phát triển, thu nhập dân cư thấp và ngân sách hạn hẹp.
III- Sự cần thiết phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã và