Vấn đề xây dựng cụm xã và trung tâm cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 42 - 47)

tỉnh Sơn La

2.1. Những căn cứ pháp lý về xây dựng và phát triển các trung tâm cụm xã :

Dựa vào căn cứ của TW về phát triển kinh tế xã hội miền núi và dân tộc, tỉnh Sơn La đã chủ trương triển khai chương trình xây dựng và quản lý các trung tâm cụm xã trên địa bàn tỉnh qua các văn bản sau:

- Thông báo số 245/ TB-TU ngày 10 tháng 01 năm 1995 của ban thường vụ Tỉnh uỷ về chương trình xây dựng các cụm xã và trung tâm cụm xã tỉnh Sơn La giai đoạn 1996-2000.

- Quyết định số 902/ QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 1997 phê duyệt xây dựng 53 trung tâm cụm xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 8 tháng 01 năm 2000 của UBND tỉnh Sơn La. Về việc phê duyệt trung tâm cụm xã và trung tâm cụm xã trọng điểm.

- Quyết định số 522/QĐ-UB ngày 23 tháng 03 năm 2000 của UBND tỉnh Sơn La. Về việc giao nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trung tâm cụm xã và trung tâm cụm xã trọng điểm.

- Quyết định số 780/QĐ-UB ngày 20 tháng 01 năm 2001 của UBND tỉnh Sơn La. Về việc phê duyệt đề cương quy hoạch phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng 13 trung tâm cụm xã trọng điểm giai đoạn 2001- 2010.

Xuất phát từ thực tiễn và những vấn đề bức xúc đặt ra cho phát triển kinh tế vùng nông thôn, cho nên chương trình xây dựng các trung tâm cụm xã được đẩy mạnh trên toàn tỉnh.

2.2. Xây dựng trung tâm cụm xã trên địa bàn tỉnh Sơn La:

Tỉnh Sơn La triển khai chương trình xây dựng trung tâm cụm xã trên địa bàn tỉnh với mục đích:

- Tổ chức lại mô hình sản xuất liên hoàn toàn diện theo địa bàn cụm xã, có hạt nhân là trung tâm cụm xã.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng cụm xã theo hướng CNH- HĐH, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hoá.

- Tạo ra khu kinh tế năng động, có khả năng kích thích sự phát triển của các cụm xã lân cận.

- Khai thác mọi tiềm năng thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động hiện có của tiểu vùng.

- Phục vụ tốt cho việc xây dựng thủy điện Sơn La, tạo khả năng tiếp nhận một bộ phận dân cư vùng ngập nước đến tái định cư và ổn định đời sống.

- Bố trí lại đất đai và sử dụng hợp lý; phân công lại lao động địa bàn nông thôn.

- Tạo động lực phát triển kinh tế văn hoá xã hội vùng cụm xã một cách toàn diện.

- Đảm bảo an ninh quốc phòng vùng dân tộc, biên giới.

Việc xây dựng cụm xã trung tâm cụm xã có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, phát huy mạnh các lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế sát hơn với điều kiện kinh tế từng nơi và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Mặt khác, phải hình thành "điểm sáng" về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ngay trong từng bước phát triển.

Trước năm 2000, Sơn La có 53 trung tâm cụm xã. Trong đó có:

0* 19 trung tâm cụm xã thuộc khu vực III ( khu vực khó khăn)

1* 22 trung tâm cụm xã thuộc khu vực II (khu vực tạm ổn)

2* 12 trung tâm cụm xã thuộc khu vực I (khu vực bước đầu phát triển)

Sau quá trình triển khai thực hiện thấy một số vùng còn bất hợp lý, UBND tỉnh đã tiến hành điều chỉnh lại hiện có 46 trung tâm cụm xã trong đó có 13 trung tâm cụm xã trọng điểm được chọn ra để ưu tiên đầu tư trước. Nội dung chủ yếu được ưu tiên đầu tư là :

0* Chương trình nhựa hoá các tuyến đường ôtô đến trung tâm cụm xã và trung tâm cụm xã trọng điểm.

1* Xây dựng hệ thống trường THCS 2 tầng tại các xã.

2* Xây dựng đồng bộ trung tâm phục vụ sản xuất , đời sống và tiêu thụ nông sản trên địa bànthuộc cụm xã như: ngân hàng cấp 4, chợ,bưu điện, văn hoá xã, sân vậnđộng...

2.3. Tính tất yếu của việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các trung tâm cụm xã của tỉnh Sơn La: cụm xã của tỉnh Sơn La:

Tỉnh Sơn La tuy có nhiều tiến bộ đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội song về cơ bản đây vẫn là một tỉnh miền núi còn nghèo so với cả nước. Thực trạng đời sống dân cư và phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn nông thôn của tỉnh còn nghèo nàn và yếu kém. Nguyên nhân yếu kém thì có nhiều nhưng đáng kể là do hệ thống cơ sở hạ tầng - một trong những điều kiện vật chất cho phát triển kinh tế xã hội - ở các vùng này còn quá lạc hậu và thiếu thốn. Cho nên, tình trạng phát triển kinh tế xã hội ở đây chỉ có thể khắc phục dần bắt đầu từ việc tập trung vào đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng mà trước mắt là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đây là vấn đề tất yếu bắt buộc nếu muốn thúc đẩy phát triển kinh tế ở những vùng nông thôn nghèo nàn này.

Hệ thống cơ sở hạ tầng như đã đề cập nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, nó tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, nó quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế ... Bởi vậy nó là điều kiện tiền đề cho sự phát triển, là yếu tố cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ. Thế nhưng, tại các cụm xã trên địa bàn tỉnh Sơn La, dặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới kinh tế xã hội phát triển chậm chạp lạc hậu, đời sống dân sinh thấp kém, Nhưng điều kiện phát triển kinh tế xã hội là hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây lại vô cùng yếu kém và không đồng bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao thông : hệ thống giao thông quá ít, quá xấu hầu như mới chỉ phát triển ở những vùng thấp (vùng phát triển khá hơn) còn lại các đường giao thông ở các bản xã vùng xã, vùng cao thì chủ yếu là đường đất, đường dải cấp phối không nhiều, điều kiện đi lại của đồng bào rất khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, tình trạng sạt lở ách tắc diễn ra phổ biến.

Thuỷ lợi: hệ thống kênh mương ở tình trạng thiếu và xướng cấp nghiêm trọng chủ yếu vẫn là kênh mương bờ đất do dân tự đắp, các phai đập kiên cố còn ít.

Nước sinh hoạt: chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và phân bố không đều, dân cư trong vùng vẫn chủ yếu sống bằng nước tự nhiên từ sông suối, mó nước điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Điện: nhiều vùng chưa được dùng điện, các xã dùng điện lưới quốc gia chưa nhiều, thuỷ điện nhỏ có phát triển nhưng đa số phát triển ở các xã vùng ven suối, còn các xã vùng cao biên giới thì điện vẫn chưa đưa tới nơi.

Hệ thống hạ tầng giáo dục: thiếu và chắp vá, đa số là nhà tạm, nhà bằng tre nứa, nhà cấp 4, các trường học kiên cố chưa nhiều, nhà bán trú cho học sinh, nhà ở giáo viên thiếu trầm trọng.

Trạm ytế xã: cũ kỹ xuống cấp lại thiếu nên không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho đồng bào.

Các cơ sở hạ tầng khác như chợ, cửa hàng , bưu điện, trung tâm khuyến nông khuyến lâm... hầu như ở tình trạng thiếu và không đồng bộ.

Trước thực trạng đó, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở những địa bàn này khó có thể có hiệu quả nếu như hệ thống cơ sở hạ tầng không được đầu tư đúng mức. Cho nên, trong thời gian tới dù muốn hay không, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở các bản, xã vùng sâu, vùng xã của tỉnh thì phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phải được đạt lên hàng đầu. Đầu tư vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở các xã và trung tâm cụm xã là sự cần thiết và tất yếu.

Chương II

thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 1996-2001

I - Thực trạng đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 42 - 47)