Đánh giá hiệu quả đầu tư vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 34 - 36)

Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nếu xét về mặt định lượng thì nó là mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư. Kết quả thu được càng cao, chi phí bỏ ra càng nhỏ, hiệu quả kinh tế thu được càng lớn. Trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng , hiệu quả không thể tính toán cụ thể được, việc so sánh giữa kết quả và chi phí rất phức tạp và khó thực hiện, các chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư có thể định lượng và tính toán dễ dàng nhưng kết quả mà hoạt động đầu tư đem lại thì khó định lượng và tính toán chính xác. Bởi vì, kết quả của hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng là các công trình không thu hồi vốn trực tiếp, các công trình này phục vụ cho hoạt động đầu tư của các ngành khác để các ngành khác tạo ra kết quả như doanh thu,lợi nhuận... Dĩ nhiên, sự đóng góp của hệ thống cơ sở hạ tầng trong việc tạo ra kết quả này là không nhỏ nhưng để xác định là bao nhiêu thì không thể tách bạch được.

Rõ ràng, nếu đầu tư vào xây dựng một con đường, khi con đường này đi vào hoạt động ta không thể tính toán chính xác con đường đã tạo ra bao

nhiêu tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ có thể nhận thấy nó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển thông qua việc vận chuyển vật liệu, hàng hóa...

Dù hiệu quả kinh tế của các công trình không thể tính toán được. Song khi lập dự án đầu tư, hiệu quả để xem xét có nên thực hiện hoạt động đầu tư hay không là dựa vào tính toán hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Đây là chênh lệch giữa lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Những lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này, có thể được xem xét mang tính định tính như nâng cao mức sống của dân cư, tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển... hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, số người có việc làm, tăng tổng sản phẩm xã hội...

Như vậy, hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được thể hiện qua lợi ích kinh tế xã hội mà công trình hạ tầng đem lại. lợi ích này được thể hiện qua một số chỉ tiêu như:

+ ảnh hưởng của công trình đến sự phát triển của vùng có công trình, kết quả này thể hiện rõ rệt nhất ở các địa phương nghèo dặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi ( mức sống và trình độ dân trí thấp). Sự xuất hiện của các công trình hạ tầng sẽ phản ánh rõ sự phát triển tiến bộ của vùng.

+ Tác động dây truyền của dự án đến các ngành khác mà cụ thể là tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.

+ Tác động của dự án đến môi trường sinh thái như cải thiện điều kiện sống sinh hoạt cho dân cư địa phương, làm đẹp cảnh quan môi trường...

+ Các tác động cụ thể khác.

Nhiệm vụ của công tác quản lý kinh tế là tính toán hiệu quả đầu tư của các dự án hạ tầng để tìm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư, việc nâng cao hiệu quả đầu tư này có ý nghĩa quan trọng, hiệu quả càng cao càng tốt.

Do hiệu quả là mối tương quan giữa kết quả và chi phí nên để nâng cao hiệu quả đầu tư thì:

+ Thứ nhất, tối thiểu lượng chi phí bỏ ra: trong đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thì tối thiểu chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư này thể hiện ở việc tiết kiệm chi phí trong các giai đoạn của quá trình đầu tư. Nếu quản lý khắc phục được thất thoát và lãng phí vốn thì tức là hiệu quả đầu tư đã tăng lên, nguồn lực của xã hội sử dụng có kết quả cao.

+ Thứ hai, tối đa kết quả thu được: trong đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thì tối đa kết quả thu được thể hiện ở việc đưa công trình vào vận hành sử dụng đạt kết quả tốt, phát huy tối đa công suất hoạt động theo thiết kế. Quản lý sử dụng tốt công trình nghĩa là đã làm tăng hiệu quả đầu tư.

Về mặt chất lượng, việc đạt được kết quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý, đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được mục tiêu kinh tế với việc đạt được mục tiêu xã hội.

Như vậy, ngay trong từng khâu, từng bước của hoạt động đầu tư đều phải chú ý xem xét và tính toán để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý tốt việc thực hiện các giai đạon của hoạt động đầu tư chính là nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

IV- Xây dựng cụm xã - trung tâm cụm xã và tính tất yếu của việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở tỉnh sơn la:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w