Hạ tầng xã hội:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 67 - 69)

2. Hoạt động đầu tư xét theo các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng:

2.2-Hạ tầng xã hội:

2.2.1. Giáo dục:

Trong hệ thống hạ tầng xã hội thì hệ thống hạ tầng phục vụ cho giáo dục được chú trọng đầu tư. Phát triển mạnh phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm, tranh thủ tối đa các nguồn lực để xây dựng phòng học, lớp học cắm bản, nhà ở bán trú cho học sinh và nhà giáo viên. Chương trình xây dựng phòng học 2 tầng (6 phòng học) được triển khai ở tất cả các trung tâm xã. Tăng cường xây dựng thêm các lớp học cắm bản ở các xã bản xa trung tâm,

các cụm xã cũng đã có trường PTCS kiên cố, nhà bán trú và nhà ở giáo viên cấp 4.

Có thể nói, trường học là những công trình được xây dựng khá rộng ở các cụm xã trọng điểm.Các nguồn vốn nhân dân và Nhà nước đầu tư từ các chương trình có trên địa bàn được sử dụng phối hợp với nhau khá hiệu quả.

+ Nhà nước đầu tư phòng học, nhà bán trú tại trung tâm xã, và trung tâm cụm xã.

+ Nhân dân đóng góp công vận chuyển vật liệu tại chỗ, san ủi mặt bằng để xây dựng phòng học nhà bán trú. Các lớp học cắm bản do dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ tấm lợp, gạch, xi măng, láng nền.

+ Ngoài ra, vốn xây dựng và nâng cấp trường học còn được sự trợ giúp rất nhiều từ các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn, các nguồn thu từ học phí để xây dựng các trường tiểu học lớp 1 và lớp 2 ở cụm bản, các phòng học kiên cố, nhà ở cấp 4 cho giáo viên và học sinh.

Trong công tác quản lý xây dựng các công trình đã có nhiều tiến bộ, thi công đảm bảo tiến độ và các công trình chất lượng tốt nhanh chóng đưa vào sử dụng hiệu quả. Mô hình áp dụng thiết kế định hình được sử dụng rộng rãi và sử dụng lại các thiết kế đã góp phần tiết kiệm được vốn. Các khoản đóng góp của cộng đồng đã được công khai rõ góp phần khuyến khích nhân dân và các tổ chức đóng góp xây dựng và cải tạo nâng cấp hạ tầng phục vụ giáo dục.

2.2.2. Y tế:

Phát triển hệ thống y tế thời gian qua nhìn chung chưa hiệu quả. Các trạm y tế ở các cụm xã dù đã phấn đấu song đa số các trạm xá ở các xã hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, có xã chỉ là nhà tạm không đủ tiêu chuẩn khám chữa bệnh, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp không đáng kể, hiện mới chỉ là nhà cấp 4, một số Trung tâm cụm xã được xây dựng phân viện y tế với quy mô 120m2 nhà lắp ghép cấp 4 và tiến hành nâng cấp 1 số phòng khám đa khoa ở các Trung tâm cụm xã vùng III (vùng đặc biệt khó khăn).

Trong phát triển mạng lưới ytế, phong trào ''Nhà nước và nhân dân

cùng làm'' cũng được đẩy mạnh và phối hợp tốt.

+ Nhà nước đầu tư xây dựng trạm xá xã, các phòng khám và phân viện y tế, nhất là tại các vùng III (vùng đặc biệt khó khăn).

+ Nhân dân đóng góp công lao động san ủi mặt bằng, khai thác và vận chuyển vật liệu, vật tư, thiết bị và vật liệu địa phương.

Một số nơi trạm xá xã đã được nâng cấp và kiên cố hoá để sử dụng lâu năm.

Tuy nhiên, một số tiêu cực trong quá trình xây dựng trạm y tế, phòng khám diễn ra rất trầm trọng, nhiều công trình chất lượng quá kém không đảm bảo để đưa vào sử dụng, vốn bị thất thoát nhiều, tình trạng này hiện chưa được xử lý nghiêm chỉnh.

2.2.3. Các hệ thống hạ tầng khác:

Hệ thống này bao gồm: nhà văn hoá, sân vận động, chợ, cửa hàng, trung tâm khuyến nông khuyến lâm... cũng đã được đầu tư xây dựng song chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu. Phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm triển khai tốt, chủ yếu là nhân dân tự làm và Nhà nước hỗ trợ để đầu tư xây dựng.

Phong trào xây dựng mỗi trung tâm cụm xã một nhà văn hoá đạt kết quả tốt, nhân dân trong cụm xã đóng góp nhiệt tình cả về công lao động , tiền vốn để đầu tư xây dựng nhà văn hoá, Nhà nước chỉ tham gia hỗ trợ thêm về xi măng và máy thi công.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 67 - 69)