Các giải pháp về công tác quản lý hoạt động đầu tư:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 119 - 123)

- Các công trình công cộn g: Trường học, trạm ytế, trạm khuyến nông,

4.Các giải pháp về công tác quản lý hoạt động đầu tư:

Để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động đầu tư và tăng cường hơn nữa hiệu lực của công tác này, nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vào các trung tâm cụm xã đạt hiệu quả cao hơn, thì trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

4.1. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư:

Tiến hành lập các dự án đầu tư, thẩm định nghiêm túc các dự án khả thi trước thời điểm thực hiện dự án, tổ chức tốt công tác đấu thầu.

Chuẩn bị đầu tư là công tác quan trọng cho phép chọn được dự án đầu tư có chất lượng và đảm bảo cho tất cả các dự án hạ tầng công cộng đều phát huy hiệu quả khi vào hoạt động. Thế nên, để nâng cao được hiệu quả đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng sau khi dựa vào các quy hoạch chi tiết đã được duyệt, cần lập và xét duyệt dự án đầu tư. Cho nên, cần:

* Nâng cao hơn nữa chất lượng dự án đầu tư :

Lập dự án đầu tư là một kỹ thuật đòi hỏi tính kế hoach hoá rất cao nên để tiến hành lập một dự án đầu tư thì cần phải có một kiến thức rất rộng. Cho nên để nâng cao chất lượng lập dự án đầu tư thì phải thực hiện tốt những vấn đề sau:

+ Tăng cường công tác đào tạo cán bộ lập dự án đầu tư (nhất là ở cấp huyện) theo chiều sâu, nhằm đảm bảo trong bước lập dự án có thể xem xét kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh kinh tế xã hội, kỹ thuật, tài chính của dự án. Chú ý xem xét tất cả các đặc thù tự nhiên, kinh tế, xã hội của tiểu vùng cụm xã và trung tâm cụm xã để dự án đầu tư mang tính chính xác và phù hợp với thực tế nhất.

+ Chú ý đầu tư nhiều hơn cho công tác lập dự án như tăng vốn đầu tư cho lập dự án, đảm bảo thời gian cho quá trình lập dự án, phổ biến cho các chủ đầu tư về vai trò và sự cần thiết phải lập dự án (đưa vào các chương trình đào tạo tập huấn), tổng hợp số liệu và thu thập thông tin theo phương pháp khoa học,...

+ Trong quá trình lập cần ngiên cứu kỹ các quy hoạch phát triển vùng, ngành trên địa bàn cụm và các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng của địa phương để lập dự án.

* Nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án đầu tư.

Thẩm định dự án đầu tư là một bước cần thiết không thể thiếu để đảm bảo cho các dự án mang tính khả thi và phát huy hiệu quả cao nhất. Bước thẩm định này ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư hay không nên chất lượng của thẩm định rất cần thiết. Do đó, để nâng cao chất lượng và tiến độ thẩm định cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau:

- Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn thường xuyên cho các chuyên viên làm công tác thẩm định của các sở chuyên ngành, các phòng chuyên môn được phân cấp thẩm định.

- Các ngành có chức năng cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc cho ý kiến thẩm định, nghiêm túc và khẩn chương khi đưa ra ý kiến, có trách nhiệm với ý kiến đưa ra. Xem xét nghiêm túc để đưa ra ý kiến chính xác, phù hợp nhất và cố gắng đẩy nhanh thời gian cho ý kiến một cách nhanh nhất. Cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các ngành chức năng.

- Đổi mới công tác thẩm định theo hướng thực tế, tiết kiệm, thiết thực. Đề cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, cần sử dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định, tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu đối với từng dự án. Dự án đầu tư sẽ được thẩm định dầy đủ và đánh giá chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học và hiệu quả.

- Thực hiện phân cấp thẩm định rõ ràng để nâng cao trách nhiệm của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với các quyết định đưa ra.

- Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở chuyên ngành trong công tác thẩm định để trao đổi kinh nghiệm và thốnh nhất các ý kiến thẩm định trong dự án đầu tư.

* Năng cao hiệu quả của công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu:

Để tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình xây dựng thì cần phải tiến hành đấu thầu nhất là những công trình có quy mô lớn. Thế nhưng thực tế tỷ lệ dự án đầu tư có tổ chức đấu thầu ở địa bàn cụm còn rất ít, có thì thực hiện không tốt và chưa đúng. Rất nhiều người không hiểu được thực chất và hiệu quả của đấu thầu cho nên xem nhẹ. Vấn đề đấu thầu trong công tác đầu tư còn rất nhiều mặt hạn chế nên để khắc phục cần:

- Tiến hành đào tạo và tập huấn về đấu thầu và quy chế đấu thầu cho các chủ đầu tư, để trang bị cho họ kiến thức về kinh nghiệm chuẩn bị và tổ chức đấu thầu. Đào tạo các chuyên gia thực hiện xét thầu trong từng lĩnh vực. Vấn đề này có thể xem xét thực hiện thêm ở các tổ chức tư vấn của tỉnh, huyện.

- Tiến hành rà soát và đánh giá năng lực, trình độ, tư cách pháp nhân của các dơn vị tư vấn. Chấn chỉnh công tác đấu thầu, chọn thầu tư vấn đảm bảo nguyên tắc: Dự án thuộc lĩnh vực nào thì lựa chọn tư vấn chuyên ngành đó trên cơ sở đảm bảo phù hợp với khả năng trình độ của đơn vị tư vấn. Mở rộng phạm vi lựa chọn các nhà thầu tư vấn.

- Tăng cường rà soát đánh giá lại năng lực các nhà thầu trong quá trình thi công, áp dụng nghiêm túc các biện pháp xử lý các nhà thầu yếu kém và vi phạm, tạm thời đình chỉ hoặc không cho tham dự thầu trên địa bàn đối với những nhà thầu vi phạm quản lý đầu tư xây dựng như: nhà thầu không đủ năng lực, nhà thầu bán thầu

-Khuyến khích các nhà thầu liên doanh trong đấu thầu, bao gồm nhà thầu chính, nhà thầu phụ. Các công trình chọn thầu phải có điều kiện về cam kết ứng vốn, cam kết về tiến độ xây dựng công trình và sử dụng vật liệu, nhân công tại chỗ, phải tiến hành chọn công khai và biểu quyết bằng phiếu chấm điểm. Mở rộng hình thức đấu thầu rộng rãi cho tất cả các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở các cụm xã.

- Thực hiện đúng quy chế đấu thầu, nhiêm cấm việc chọn thầu, chỉ định thầu sai nguyên tắc đồng thời với việc tổ chức giám sát chặt chẽ công tác thi công các công trình xây dựng cơ bản để kịp thời kiểm tra năng lực thực hiện của nhà thầu.

4.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát xây dựng các công trình. công trình.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án trong quá trình đầu tư, từ khâu lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và lập dự toán đến tổ chức theo dõi, nghiệm thu quyết toán công trình, đi sâu vào hướng dẫn các xã thực hiện chương trình, tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê về Ban chỉ đạo để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban giám sát xã nhất là trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tiến độ thi công. Giảm dần

tình trạng thất thoát vốn, thất thoát vật tư xây dựng trong quá trình thi công. Đảm bảo cho công trìng thi công đúng quy trình thiết kế kỹ thuật đã được duyêt. Đối với các công trình ở xã ( nhất là các xã ở vùng III) cần tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng và thực hiênj giám sát thi công.

- Tăng cường công tác kiểm tra các chủ đầu tư trong công tác triển khai thực hiện dự án, trình tự thủ tục quản lý đầu tư. Kịp thời phát hiện các vi phạm trong quản lý đầu tư. Thực hiện tạm dừng cấp vốn đối với công trình không đảm bảo chất lượng, không đủ thủ tục đầu tư. Tiến hành điều chỉnh vốn kịp thời đối với những dự án tiến độ triển khai chậm.

- Tăng cường công tác giám định đầu tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng cơ bản trên công trường và thực hiện nghiệm thu chặt chẽ nhằm hạn chế thất thoát chống lãng phí, đẩm bảo chất lượng công trình. Riêng thiết bị và công nghệ thi công là khâu quan trọng chiếm lượng vốn đầu tư lớn và quyết định chất lượng công trình, cần phải tăng cường giám định cả về chất lượng và giá cả đảm bảo hiệu quả hoạt động trong vòng đời dự án. Tăng cường và rà soát lại năng lực thi công công trình của các nhà thầu để đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện công trình.

- Các huyện xã chỉ đạo thi công công trình phải dứt điểm. Sau khi kết thúc thi công, chuẩn bị đưa công trình vào sử dụng các xã phải tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng thiết kế và dự toán được duyệt (tránh tình trạng công trình hoàn thành không đáp ứng yêu cầu thiết kế dự toán đã đuợc duyệt ảnh hưởng đến chất lượng cônh trình).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 119 - 123)