2. Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư:
2.5. Về công tác quản lí quá trình đầu tư:
- Công tác quản lí và phối hợp chỉ đạo xây dựng chưa hiệu quả năng
động và chưa thường xuyên liên tục. Do:
+ Các cơ quan được phân cấp quản lí đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn cụm xã thiếu trách nhiệm, không đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Một số công trình tỉnh phân cấp cho huyện quản lí, thẩm định, phê duyệt chưa phù hợp như yêu cầu thiết kế và thẩm định hồ sơ dự toán quá khả năng của huyện hay trình độ chuyên môn của huyện còn yếu nên một số dự án vẫn phải có thoả thuận mới được phê duyệt báo cáo đầu tư hoặc thiết kế kĩ thuật.
+ Các cơ quan quản lí chưa nắm bắt được các qui trình, qui định trong công tác quản lí đầu tư. Một số ban quản lí huyện trong quá trình thực hiện,
nghiên cứu văn bản hướng dẫn chưa sâu, thực thi chưa triệt để, thiếu chủ động trong công việc.
+ Ban chỉ đạo trung tâm cụm xã chưa thực sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò, mục tiêu của việc xây dựng trung tâm cụm xã và kinh tế xã hội vùng cụm. Nên khi chỉ đạo xây dựng chưa đáp ứng được những nội dung cơ bản về xây dựng cơ sở hạ tầng mà chương trình trung tâm cụm xã của TW và tỉnh đã đề ra.
+ Các chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản theo số lượng vốn của từng nguồn vốn nên nhiêù khi dự án vượt quá số định mức trong kế hoạch vốn đã ghi.
+ Năng lực của một số ban quản lí dự án của huyện còn hạn chế, công tác tham mưu còn lúng túng. Phân cấp quản lí cho cơ sở nhiều khi không kết hợp chặt chẽ với thanh tra, kiểm tra giám sát cho nên cơ sở thực hiện chưa đúng thì không kịp thời uốn nắn sai phạm.
+ Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án của chủ đầu tư còn chậm, kém hiệu quả thể hiện ở nhiều dự án chưa lập báo cáo đầu tư, dự án khả thi, tiến độ thi công, giải ngân chậm. Trách nhiệm của một số chủ đầu tư chưa cao, còn biểu hiện phó mặc cho ban quản lí và nhà thầu, thiếu kiểm tra giám sát.
+ Các ngành, các doanh nghiệp được phân công phụ trách các xã vùng III chưa làm hết trách nhiệm, chưa chú ý giúp đỡ xã tìm ra biện pháp khai thác những tiềm năng tiềm lực trong dân, thấy xã có nhiều khó khăn vướng mẳc trong quản lý xây dựng nhưng chưa có kế hoạch giúp đỡ xã khắc phục yếu kém. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, điều hành giúp đỡ xã lại chưa đồng bộ, chưa thường xuyên nên hiệu quả giúp dỡ xã không cao. Thêm vào đó, do chức năng của mỗi ngành chỉ chuyên sâu một lĩnh vực nên chưa bao quát hết tất cả các mặt hoạt động của xã trong việc chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ thực hiện, triển khai các công trình, dự án.
+ Sự trông chờ ỷ lại vào Nhà nước còn phổ biến do đó dẫn dến nhiều mặt hạn chế trong khâu chỉ đạo như chưa qui hoạch kịp thời, tuyên truyền vận động quần chúng tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng tại xã chưa
trình dự án trong việc thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng.
+ Công tác tổng hợp báo cáo về tình hình thi công và chất lượng của các sở ban ngành không sát sao và không thường xuyên gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc xử lí những sai phạm trong quá trình thực hiện, thông tin hai chiều nhiều khi không kịp thời.
+ Việc xây dựng kế hoạch thứ tự ưu tiên qui mô kĩ thuật công trình chưa lấy được ý kiến tham gia của dân. Các công trình được bố trí kế hoạch và cấp vốn chưa công khai cụ thể cho nhân dân biết nên nhiều khi gây thông tin mập mờ, làm xuất hiện những công trình chưa có dự án đâù tư đã xin cấp vốn.
- Công tác kiểm tra giám sát từ TW, tỉnh huyện đến các chủ dự án chưa
thường xuyên đồng bộ và không kịp thời. Do:
+ Trong quá trình thực hiện các cấp, các ngành chưa phối hợp với nhau chặt chẽ để trao đổi rút kinh nghiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát. Công tác quản lí chỉ đạo kém hiệu quả và không thường xuyên. Các ngành, các doanh nghiệp được phân công giúp đỡ các xã không hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.
+ Các xã chưa có kinh nghiệm trong xây dựng cơ bản, trình độ cán bộ xã còn thấp lại thiếu cán bộ kĩ thuật nên việc giám sát các công trình thi công không đảm bảo, không phát hiện được các sai sót để xử lỹ kịp thời.