Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng ra thị trường thếgiớ

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 171 - 174)

Trong điều kiện kinh tế thị trường thế giới đầy biến động, cạnh tranh quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt, khi công nghiệp của ta còn non yếu để thành công khi hướng ra thị trường thế giới, kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy Nhà nước phải có các chính sách và biện pháp phù hợp, tích cực làm cho hoạt động xuất khẩu có lợi hơn so với việc kinh doanh cùng những mặt hàng đó tại thị trường nội địa. Thông thường nó dựa trên cơ sở khai thác tối đa những lợi thế so sánh và nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn. Do vậy:

- Việc khai thác được lợi thế so sánh vốn có của mình là quan trọng, nhưng theo chúng tôi việc xây dựng được lợi thế so sánh trong giai đoạn khác nhau của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn quan trọng hơn. Hiện nay, ta đang có lợi thế so sánh của ta là có tiềm năng đất nước, rừng biển, tài nguyên và lao động. Vì vậy, công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, việc phát triển các ngành nghề phục vụ xuất khẩu phải hướng vào giải quyết công ăn việc làm cho số đông lao động, đưa tiềm năng sức lao động vào sản xuất và khai thác tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bằng cách đó ta có thể tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xuất khẩu, giá trị xuất khẩu của các đơn vị sản

phẩm không cao, nhưng nếu xuất với khối lượng lớn thì ta vẫn tạo được kim ngạch xuất khẩu cao.

Hoạt động xuất khẩu ở nước ta trong thời gian qua đã có những tiến bộ và kết quả nhất định, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và nhu cầu đặt ra với tăng trưởng kinh tế. Những hạn chế ấy do những nguyên nhân nội tại và những nhân tố khách quan từ bên ngoài chi phối. Cụ thể:

+ Điểm xuất phát của quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta còn thấp, năng lực sản xuất của các ngành, nhóm ngành kinh tế quốc dân còn yếu kém, lại phân bổ phân tán.

+ Sự tìm kiếm lợi thế của nước đi sau ở thị trường nước ngoài vẫn còn nhiều lúng túng và yếu kém.

+ Sự đổi mới cơ cấu sản phẩm diễn ra chậm chạp, chất lượng, giá thành sản phẩm chưa chứng tỏ ưu thế trước các đối tượng cần cạnh tranh. Hạn chế này do công nghệ của ta thấp và lạc hậu.

+ Sự tiếp nhận thông tin thị trường, thông tin về công nghệ kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Do vậy, khi xác định cơ cấu sản phẩm để tập trung cho các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu phải khai thác có hiệu quả lợi thế của đất nước, phù hợp với tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập. Thực tế, cần:

+ Tiếp tục nhập công nghệ có chọn lọc để đổi mới hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực và trình độ của toàn bộ nền kinh tế.

+ Tăng tỷ tọng sản phẩm chế biến trong tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu, đồng thời giảm mạnh xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế. Muốn vậy, điều cốt yếu là tạo ra vốn để đổi mới công nghệ, kỹ thuật.

+ Chú trọng các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ độc đào có khả năng xuất khẩu vào thị trường một số nước trên thế giới.

+ Khai thác tối đa các thị trường ngách ở các nước, nhất là những mặt hàng đơn giản giá rẻ cho người có thu nhập thấp, những mặt hàng mà các nước không muốn hoặc không chú ý sản xuất.

- Xây dựng một hệ thống thể chế chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng hội nhập quốc tế. Thời gian qua cho thấy, các chính sách kinh tế vĩ mô của nước ta tuy đã coi trọng xuất khẩu, nhưng vẫn còn mang nặng tính chất thay thế nhập khẩu. Điều này thể hiện ở chỗ đồng tiền Việt Nam luôn được giữ ở mức giá cao, thuế nhập khẩu cao đã không khuyến khích xuất khẩu. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu còn hạn chế, đồng thời còn thiếu sự nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình thị trường thế giới, những hiểu biết có tính thông lệ trong quan hệ thương mại quốc tế.

Do vậy, việc đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô không chỉ là khuyến khích xuất khẩu mà còn phải theo hướng hội nhập và mở cửa, cụ thể:

+ Phải có chính sách tỷ giá linh hoạt, thích hợp, tỷ giá phải để cho thị trường xác định. Nhà nước điều chỉnh tỷ giá theo hướng luôn hạ thấp giá đồng Việt Nam so với giá thực tế ở mức độ thích hợp. Chính sách tiền tệ như vậy sẽ thúc đẩy và khuyến khích các hoạt động xuất khẩu.

+ Chính sách thuế quan, phí thuế quan phải được đổi mới theo hướng hạ thấp dẫn và dần dần đi tới xóa bỏ theo những cam kết với các tổ chức kinh tế quốc tế như AFTA, APEC…

+ Chính sách xuất nhập cảnh, thuế thu nhập của người nước ngoài phải thay đổi phù hợp tạo ra những điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và kinh doanh ở nước ta.

+ Chính sách tín dụng phải tập trung cao hơn cho những hoạt động kinh tế đối ngoại. Vốn đầu tư của Nhà nước cần tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu tập trung đầu tư có hiệu quả cho các hoạt động kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế phát triển.

+ Tạo quyền chủ động cho các chủ thể kinh doanh lựa chọn, mua bán công nghệ, kể cả việc trực tiếp quan hệ với bạn hàng người nước ngoài. Khuyến khích nước ngoài đầu tư góp phần tăng cường năng lực công nghệ qua hợp tác đầu tư.

+ Tăng cường năng lực hoạt động của các tham tán thương mại ở nước ngoài để giúp các doanh nghiệp trong nước nắm bắt thông tin về thị trường ngoài nước.

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 171 - 174)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w