Khác với Hàn Quốc, lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, chế độ chính trị - xã hội của Việt Nam đang xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, mục tiêu của công nghiệp hóa của Hàn Quốc trước đây và Việt Nam nhiều điểm khác nhau. Hàn Quốc khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chiến lược tăng trưởng kinh tế đã chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch giữa các vùng kinh tế, giữa các ngành kinh tế (cụ thể là đã chấp nhận đầu tư nông nghiệp ít để tập trung cho phát triển công nghiệp), sẵn sàng xem nhẹ hoặc thậm chí bỏ qua một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực xã hội. Do vậy, các chính sách và biện pháp nhằm phục vụ co công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng có một số ưu điểm nhất định như tập trung được nguồn vốn để đầu tư cho một số ngành, một số lĩnh vực, một số vùng có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, khả năng tái đầu tư lớn, nhanh chóng đưa Hàn Quốc thành nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, vì mục tiêu này mà hàng loạt vấn đề phức tạp về chính trị, xã hội nảy sinh sau đó khó có thể khắc phục nhanh chóng được.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đang tiến hành lấy hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đó là cơ sở để xác định phương án phát triển nhằm tọa điều kiện cho mọi tầng lớp cư dân đề được hưởng thành quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, mọi chủ chương, chính sách, và biện pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời cũng đảm bảo phát triển xã hội.
Cũng do sự khác nhau về chế độ chính trị - xã hội, cho nên công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay về mặt chính trị có nhiều điểm khác nhau so với Hàn Quốc trước đây. Đối với Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngoài mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, còn phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ vững độc lập tự chủ của đất nước. Do sự khác biệt này nên Hàn Quốc trước đây. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện như trên vừa đòi hỏi Việt Nam phải mở rộng quan hệ đối ngoại, thu hút nguồn vốn công nghệ của nước ngoài, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải luôn cảnh giác với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Sự khác nhau về chế độ chính trị - xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn dẫn đến sự khác biệt về sự tham gia của các thành phần kinh tế vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trước hết là thành phần kinh tế Nhà nước. Trong khi Hàn Quốc xác định khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo và là động lực chủ yếu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì ở Việt Nam khu vực kinh tế Nhà nước được xác định đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và làm nòng cốt trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam kinh tế Nhà nước còn là công cụ để Nhà nước giải quyết các vấn đề xây dựng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, đồng thời đảm bảo sự độc lập tự chủ của đất nước giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, các chính sách công
nghiệp hóa, hiện đại hóa không được làm suy yếu mà phải củng cố, tăng cường thành phần kinh tế này.
Chính mối tương đồng về thể chế chính trị, xã hội giữa Hàn Quốc và các nước tư bản chủ nghĩa đã cho phép họ nhận được những ưu đãi về viện trợ kinh tế, về vay tín dụng quốc tế, ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa hay những tiếp nhận chuyển giao công nghệ, về đầu tư trực tiếp vào các ngành then chốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tất nhiên, do khác biệt thể chế chính trị - xã hội, chúng ta không có được những thuận lợi này. Thực tế cho thấy, nếu như mở cửa đóng vai trò to lớn với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, thì quan điểm đổi mới hoạt động mở cửa đã mở ra hướng phát triển tích cực với kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những bước đi đầu tiêu của nền kinh tế mở bằng việc thúc đẩy ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, những văn bản pháp quy có liên quan tới hoạt động mở cửa đã được ban hành và thường xuyên sửa đổi hoàn thiện cả trong thương mại và thu hút đầu tư. Tuy vậy, so với Hàn Quốc khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động mở cửa của Việt Nam chậm hơn, trong khi tình hình chính trị quốc tế đã có những thay đổi nhanh chóng và thường xuyên. Do vậy, hoạt động mở cửa của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn không dễ dàng giải quyết được cả trong thương mại, trong đầu tư và các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật khác. Thực tế đã cho thấy, ở Việt Nam một chính sách thương mại quốc tế thích hợp còn đang là vấn đề chưa được định hình rõ. Mặc dù nguyên tắc của nền kinh tế mở đã được xác định và khẳng định, nhưng những chính sách cụ thể cho một chiến lược kết hợp thay thế nhập khẩu với hướng về xuất khẩu còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Trong việc tiếp nhận đầu tư và viện trợ nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do luật pháp vừa yếu, vừa thiếu lại chưa đồng bộ, do tệ hành chính quan liêu, do các chính sách về thuế, tỷ giá hối đoái thương mại chưa đủ sức thuyết phục.