Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng ngoại ở Hàn Quốc giai đoạn 1972-

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 70 - 72)

đoạn 1972-1980

2.1.3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

So với những năm 1960, những năm 1970 là thời điểm mà môi trường quốc tế trong đó có Hàn Quốc trải qua hàng loạt những biến động sâu sắc. Sự

sụp đổ của hệ thống Bretton Wood và cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973-1974 đã tạo ra những nguyên nhân chính của sự thay đổi này. Chính khuynh hướng bảo hộ mậu dịch đã khiến Hàn Quốc phải đa dạng hoá các bạn hàng và cơ cấu lại danh mục hàng xuất khẩu theo hướng tập trung vào các sản phẩm công nghiệp có kỹ thuật phức tạp và có giá trị gia tăng cao hơn. Nhìn chung, các nước công nghiệp phát triển đều thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch với các nước đang phát triển. Năm 1971, Hàn Quốc đã phải tiến hành thương lượng với Mỹ một hiệp định về xuất khẩu hàng dệt. Khi ấy, hàng dệt và các sản phẩm liên quan chiếm tới 40% trong tổng số hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. Đồng thời sự hưng thịnh của hàng hoá tràn lan trên thế giới 1972-1973 cũng có tác động đến Hàn Quốc. Việc tăng giá lúa gạo trên thị trường quốc tế cũng chỉ ra cho Hàn Quốc thấy rằng phải chú ý phát triển một nền nông nghiệp của riêng mình, nhất là phát triển sản xuất lúa gạo để đảm bảo tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng năng lượng 1973-1974 đã tác động rất lớn đến kinh tế Hàn Quốc, giá dầu tăng gấp 4 lần buộc Hàn Quốc phải đối phó với tình trạng cán cân thanh toán xấu đi nghiêm trọng.

- Ở trong nước, những thành tựu đáng khích lệ của nền kinh tế do chính sách của nhà nước đẩy nhanh phát triển công nghiệp nặng đã khuyến khích giới lãnh đạo tiếp tục đi xa hơn nữa trên con đường phát triển công nghiệp. Do đó, nhà nước tiếp tục có những thử nghiệm táo bạo hơn nhằm giải quyết những khó khăn do tác động của tình hình trong nước và quốc tế nhằm mở rộng xuất khẩu những mặt hàng công nghiệp mới. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng muốn đẩy nhanh phát triển công nghiệp nặng và hoá chất để tạo cơ sở xây dựng tiềm lực công nghiệp quân sự nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của mình.

Như vậy, do những thay đổi trong đời sống kinh tế- xã hội quốc tế và trong nước, Hà Nội đã sớm nhận thức được là phải có những thay đổi cơ cấu công nghiệp để nền kinh tế có thể thích ứng tốt hơn trong hoàn cảnh mới.

Chính sách công nghiệp hoá mà Hàn Quốc nhằm tập trung nỗ lực vào 3 lĩnh vực sau:

- Quyết tâm phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất; - Nỗ lực toàn dân trong việc đa dạng hóa thương mại;

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhằm tự túc một số sản phẩm cơ bản

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 70 - 72)