Tăng cường nguồn tích luỹ trong nước qua thu hút tiết kiệm và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 116 - 117)

và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Trong mấy thập kỷ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thu hút vốn trong nước qua tiết kiệm đã làm gia tăng nhịp độ đầu tư ở Hàn Quốc. Đặc biệt trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của Hàn Quốc đã vượt giới hạn của tiêu chuẩn quốc tế. Nếu vào thập kỷ 60, tỷ lệ tiết kiệm chỉ chiếm 10%GDP, thì đến thập kỷ 90 đã tăng lên30-40% GDP [75]. Sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm ở Hàn Quốc là do nhiều nhân tố.

- Nhà nước cố gắng ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, thực hiện lãi suất tiết kiệm dương. Khi cho vay, lãi suất phải cao hơn lãi suất huy động. Nếu lãi suất cho vay thấp thì nhu cầu vốn tăng và sẽ sử dụng kém hiệu quả, có khi tiền cho vay bị lợi dụng nên không đến đúng đối tượng cần vay. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ tiết kiệm tăng cao ngay cả khi nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, do bản chất tiết kiệm của người dân Hàn Quốc mang tính truyền thống.

- Trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc, việc tăng năng suất lao động dẫn tới tăng tốc độ thu nhập cũng làm gia tăng tỷ lệ tiết kiệm.

- Huy động nguồn vốn cho công nghiệp hoá ở Hàn Quốc có sự đóng góp to lớn của khu vực kinh tế tư nhân. Được sự nâng đỡ của nhà nước, từ những năm 70 lại đây, kinh tế tư nhân đã đóng vai trò chủ lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như những hoạt động kinh tế đối nội, đối

ngoại. Các tổ hợp công nghiệp lớn Huyndai, GoldStar, Deawoo, SamSung của Hàn Quốc thực sự trở thành chỗ dựa và xương sống của nền kinh tế. Những tổ hợp này chiếm độc quyền trong nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt và mở rọng phạm vi hoạt động ra nước ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển. Từ tiềm năng phát triển của kinh tế tư nhân có nhiều điểm đáng lưu ý so với các nwcs khác. Nhà nước chỉ phát triển các cơ sở công nghiệp mà khu vực kinh tế tư nhân không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư. Như vậy, giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân không có cạnh tranh. Nhà nước không giới hạn hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, trừ giới hạn với tư bản nước ngài và một vài ngành có tầm quan trọng đặc biệt với vận mệnh đất nước. Bên cạnh đó còn có sự liên kết tự nguyện giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân thể hiện qua các liên doanh phát triển công nghiệp.

- Hàn Quốc khuyến khích hình thành giới kinh doanh lớn trong giai cấp tư sản dân tọc. Trong giai đoạn không dài, giới kinh doanh Hàn Quốc đã lớn mạnh, có đủ tiềm năng hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp hiện đại như điện tử, máy tính, ô tô, máy bay v.v.. Nhiều hãng tư nhân khổng lồ và các công ty xuyên quốc gia có vốn và qui hoạt động rộng lớn xuất hiện. Nếu trước đây các công ty của Hàn Quốc hoạt động chủ yếu dựa vào công nghệ nhập khẩu, thì nay họ đã vươn lên tự túc những công nghệ tiên tiến.

Như vậy, bằng chính sách và biện pháp thích hợp nhà nước Hàn Quốc đã môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Nguồn vốn của kinh tế tư nhân ngày càng có những đóng góp to lớn thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w