Những thành tựu đạt được của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 131 - 137)

thời đại ngày nay, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá, đây là một nhận thức mới, một vấn đề nhạy bén của Đảng nhằm đưa sự nghiệp công nghiệp hoá nhanh chóng đến thắng lợi. Tuy trước đây và hiệnnay công nghiệp hoá đều phải tiến hành theo hướng hiện đại hoá, nhưng có sự khác nhau về mức độ. Ngày nay, do khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, khái niệm hiện đại hoá luôn được bổ sung những nội dung mới trong nhiều phạm vi: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý v.v.. Công nghiệp hoá luôn luôn bao hàm cả ý nghĩa hiện đại hoá.

3.1.2. Những thành tựu đạt được của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện đại hoá

Theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960), khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần I (1961-1965) với nhiệm vụ cơ bản là thực hiện một bước công nghiệp hoá XHCN, bước đầu tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Năm 1965, Mỹ đánh phá miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần I bị bỏ dở và miền Bắc thực hiện chuyển hướng kinh tế (1965-1975). Sau 1975 đến 1985, khi đất nước thống nhất, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung được mở rộng trong phạm vi cả nước. Đây là thời kỳ nước ta thực hiện kế hoạch 5 năm lần 2 (1976-1980) và lần 3 (1981-1985). Tuy vậy, khi triển khai thực hiện về cơ bản trong công nghiệp hoá, vẫn là ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp nặng, mức độ đầu tư cho nông nghiệp, công nghiệp nhẹ rất hạn chế. Thực tế, trong kế hoạch 5 năm lần 2 và lần 3, việc triển khai công nghiệp hoá đem lại những kết quả nhất định: Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tăng lên. Cơ cấu công nghiệp cũng có thay đổi lớn theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng: luyện kim, cơ khí, hoá chất, năng lượng, vật liệu xây dựng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được nâng lên một bước. Từ 1976-198 nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 1,9%, công nghiệp tăng bình quân 0,6%. Từ 1981-1985, nông nghiệp tăng bình quân 4,9%, công

nghiệp đã tăng nhanh đạt bình quân 9,5% [87]. Với kế hoạch 5 năm (81-85), nông nghiệp, công nghiệp có sự gia tăng là do tác động của cơ chế mới, do sự gia tăng đầu tư (chủ yếu từ vay nợ nước ngoài) và một số công trình công nghiệp trọng điểm đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp hoá thời kỳ này cũng sớm bộc lộ nhiều hạn chế. Do những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư dẫn đến tình trạng hiệu quả đầu tư thấp, còn có hiện tượng đầu tư tràn lan, nhiều công trình dang dở do thiếu vốn. Thực tế, các ngành công nghiệp nặng được đầu tư lớn nhưng không hiệu quả, công nghiệp nhẹ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Kết cục, tốc đọ tăng trưởng kinh tế thấp, đặc biệt những năm 1979-1980 xuất hiện hiện tượng tăng trưởng âm. Đồng thời, từ giữa những năm 80 khi sự gia tăng đầu tư không tương ứng và những khuyết tật này sinh từ cơ chế mới, đặc biệt là những sai lầm trong tổng điều chỉnh giá - lương - tiền (1985) đã đưa nền kinh tế rời vào tình trạng trì trệ. Khủng hoảng kinh tế - xã hội đã diễn ra ở nước ta. Điều đó có thể thấy được qua biểu sau:

Biểu 3.1: Tăng trưởng và thu nhập quốc dân thời kỳ 1976-1985 Đơn vị: % 1977 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 TNQD 2,8 2,3 -2 -1,4 2,3 8,8 7,2 8,3 5,7 Trong đó: CN 11,7 9,4 -5,3 12,2 0,5 9,7 6,8 13,2 11,4 NHà NưÍC -1,1 -3,3 1,6 6,3 4,5 10,5 8,5 3,2 5,2 DV 0,7 7 -5 -2,9 0,1 6,2 2,6 16,6 -5,7

Nguồn: Kinh tế tài chính Việt Nam 1976-1980 và niên giám thống kê 1986

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do những biểu hiện chủ quan nóng vội muốn đẩy nhanh công nghiệp hoá, đặc biệt là tập trung cho phát triển công nghiệp nặng trong điều kiện vốn, công nghệ còn hạn chế. Công nghiệp hoá còn được tiến hành trong điều kiện tiếp tục duy trì mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Khi lịch sử đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, mô hình này không còn phù hợp nữa. Chính những khuyết tật của nó

với cơ chế sơ cứng, hệ thống quản lý cồng kềnh, tình trạng tập trung quan liêu đã gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế cũng như tiến trình công nghiệp hoá.

Từ 1986 đến nay, để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng ta chủ trương đổi mới kinh tế và thực hiện mở cửa hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế. Qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII Đảng ta đã cụ thể hoá nhiệm vụ, mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước theo đường lối đổi mới. Do vậy, việc huy động nguồn lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá có sự thay đổi căn cứ sang chính sách kinh tế nhiều thành phần, chính sách mở cửa. Trong những năm đổi mới việc huy động vốn đầu tư phát triển đã tăng nhanh: 1986-1990 là 12,5% GDP; 1991-1995 là 24,6% GDP; 1996-2000 là 33,2% GDP[66].

Đồng thời, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo đường lối đổi mới cũng là quá trình sắp xếp lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư cho phù hợp với tình hình đất nước. Do vậy, cơ cấu kinh tế mới bắt đầu hình thành, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển mới. Điều đó thể hiện rõ nét qua tốc độ phát triển của các lĩnh vực này từ 1991-2000:

Bảng 3.2: Tăng trưởng các lĩnh vực kinh tế trong thời kỳ 1986-2000

(Theo giá 1989- Đơn vị %)

Năm 1986 1988 1990 1992 1995 1998 1999 2000

Tăng GDP 2,8 6,0 5,1 8,6 9,5 5,8 4,8 6,7

Nông nghiệp 3,0 3,9 1,0 7,1 4,8 3,5 5,2 …

Công nghiệp 10,9 9,2 2,3 14,0 13,6 8,3 7,7 …

Dịch vụ -2,3 9,1 10,8 7,0 9,8 5,7 2,3 …

Nguồn: Trần Văn Thọ, Kinh tế Việt Nam 1955-2000, tr.301, Báo Nhân dân 12/12/2000

Qua biểu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ hàng năm cao hơn so với nông nghiệp. Điều đó hoàn toàn phù hợp với định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng. Thựuc tế cho thấy, năm tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất (1996) là 14%, dịch vụ (1990) là 10,8%. Do vậy, cơ cấu kinh tế đã diễn ra sự chuyển dịch theo hướng tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế tăng nhanh, năm 1990 công nghiệp chiếm

25,2%, đến năm 2000 công nghiệp chiếm 36,9%; trong khi đó tỷ trọng dịch vụ tăng chậm hơn, năm 1990 chiếm 42,8%, năm 2000 chiếm 38,9%. Đồng thời, tỷ trọng của nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: năm 1990 chiếm32,0%, năm 2000 chỉ còn 24,2% [68]. Sự biến động cơ cấu của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ qua các năm 1986-2000 có thể thấy qua bảng sau:

Bảng 3.3: Tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

trong GDP 1986-2000

(Theo giá 1994 - Đơn vị tính %)

Năm 1986 1990 1992 1995 1998 1999 2000

Nông lâm thủy sản 34,7 32,0 27,4 26,2 23,6 23,8 24,2 Công nghiệp và xây

dựng

26,8 25,2 28,9 29,9 33,4 34,4 36,9

Dịch vụ 38,5 42,8 43,7 43,9 43,0 41,8 38,9

Nguồn: Trần Văn Thọ, Kinh tế Việt Nam 1955-2000, tr.301, Báo Nhân dân 12/12/2000

Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta thời kỳ đổi mới phản ánh xu hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng ngày càng giảm, tuy giá trị tuyệt đối vẫn tăng cả tương đối và tuyệt đối. Đồng thời tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng. Điều đó phù hợp với các nước vốn ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang hướng vào quỹ dạo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo những mục tiêu Đảng ta đã xác định.

Hình 3.1: So sánh cơ cấu kinh tế 1986, 1990 và 2000

Trên cơ sở nông, công nghiệp, dịch vụ có những chuyển biến đã tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 1986-1990 GDP tăng bình quân 3,9%, giai đoạn 1991-1995, GDP tăng bình quân 8,2%. Đặc biệt giai đoạn1996- 2000 trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á diễn ra, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với các nước khu vực, đạt trung bình 6,94%. Trên cơ sở đó từ 1986 đến nay, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam hàng năm cũng tăng nhanh. Nhìn chung tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều đó phản ánh sự thành cong của công nghiệp hoá, hiện đại hoá

theo đường lối đổi mới. Nó góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán và bước đầu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu công nghệ kỹ thuật phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cụ thể qua những năm gần đây có thể thấy được qua bảng 3.4.

Với những kết quả kinh tế đạt được, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tạo tiền đề đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế được tăng cường. Thế giới đánh giá cao những thành tựu kinh tế đạt được trong đổi mới kinh tế, cũng như trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Những kết quả đó cũng tạo thế và lực để Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế. Việc tham gia các tổ chức ASEAN, APEC và đang trong quá trình chuẩn bị những điều kiện tham gia WTO đánh dấu bước phát triển mới trong hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Thời gian qua, thành tựu đạt được trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá là kết quả của chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng từ sau Đại hội VI, đặc biệt từ sau Đại hội VII và VIII.

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu với tăng trởng kinh tế của

Việt Nam 1992-2000 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tăng trưởng xuất khẩu 23,6 15,7 35,8 34,4 33,2 26,6 19,0 23,1 19,6 Tăng trưởng GDP 8,6 8,1 8,8 9,5 9,3 8,8 5,8 4,8 6,7

Nguồn: Trần Văn Thọ, Kinh tế Việt Nam 1955-2000… NXB Thống kê. tr. 185

Trước hết, nhờ bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, xác định lại vị trí ưu tiên của các ngành sản xuất, tăng cường vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau (ngoài ngân sách Nhà nước) nên cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch hợp lý hơn. Do vậy, về cơ cấu kinh tế đã khắc phục một bước tình trạng đơn điệu, mất cân đối, trái với quy luật phát triển chung của những nước tiến hành CNH từ xuất phát điểm thấp. Hai là, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự điều chỉnh tương đối hợp lý. Công nghiệp nói

chung phát triển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, trong khi vẫn duy trì được một số ngành công nghiệp nặng có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế. Ba là, trong những năm tiến hành đổi mới, nhờ có chính sách đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại nên định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề xuất khẩu và huy động nguồn lực bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bốn là, trong thời đại bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật và mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới. Đảng chủ trương gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, cho phép nước ta bắt đầu theo chiều sâu đối với một số xí nghiệp, một số ngành và lĩnh vực nhất dịnh, đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, giầy da… Vì vậy, sản xuất công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 131 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w