khai trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đó là bài học đi tắt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện rõ nét trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng siêu tốc. Khi khao học trở thành lựclưỡng trực tiếp, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghệ, nhập khẩu công nghệ với việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học.
Để đáp ứng mục tiêu trên, Hàn Quốc đã có những chính sách khoa học công nghệ thích ứng. Đó là việc tăng cường giáo dục về khoa học công nghệ, đào tạo kỹ năng trong đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó là việc thiết lập thể chế và cơ sở pháp lý cần thiết để thực thi các chính sách về khoa học và công nghệ, đồng thời tạo bước đi tắt vào các ngành công nghệ hiện đại. Công nghệ - kỹ thuật mới bao gồm vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đang hình thành với gia tốc ngày càng lớn, song chưa phổ biến trong nền kinh tế quốc tế. Sự xuất hiện các công nghệ mới này đánh dấu sự chuyển biến từ công nghệ - kỹ thuật thông thường là điện, hoá học, ô tô và những vật dụng tiêu dùng lâu bền sang thời kỳ của công nghệ mới. Đó là những cong nghệmà Hàn Quốc dựa vào đó để vươn lên đuổi kịp các nước tiên tiến để phát triển.
Trong những thay đổi về chính sách phát triển công nghiệp, Hàn Quốc chú trọng nâng cấp khoa học và công nghệ ở những lĩnh vực công nghiệp then chốt. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng và cải tiến công
nghệ nhập khẩu thông qua việc thiết lập những cơ sở nghiên cứu trong cả khu vực công nghiệp tư nhân. Cải tiến những hoạt động về phân tích và cung cấp thông tin kỹ thuật và đảm bảo sự hỗ trợ tại chỗ nhằm thúc đẩy phát triển một hệ thống hợp tác về nghiên cứu giữa các cơ sở nghiên cứu và triển khai công nghệ trong công nghiệp, trong đó coi trọng việc thiết lập và phát triển những trung tâm nghiên cứu theo chuyên ngành ở trung ương và ở các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn.
Khi công nghiệp hoá theo hướng nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đào tạo ở qui mô lớn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao; thực hiện tăng cường năng lực thiết kế chế tạo và thực hiện tự do hoá việc nhập khẩu công nghệ; thúc đẩy những dứan nghiên cứu và triển khai có quy mô lớn, dài hạn, định hướng vào tương lai, ầông thời thúc đẩy những nghiên cứu về khoa học cơ bản, chuẩn bị hướng tới kỷ nguyên của công nghệ thông tin.
Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hàn Quốc đã ý thức được rằng sự phát triển kinh tế phải dựa vào khả năng cạnh tranh thực sự trên thương trường. Do vậy, biện pháp có tính chất then chốt là phải vươn lên làm chủ công nghệ mới để vừa hạ thấp chi phí, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm và còn tạo cơ sở chế tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng với mẫu mã mới không chỉ phù hợp với tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng mà còn kích thích nhu cầu người tiêu dùng. Trong sự biến chuyển của nền kinh tế thế giới do ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra từng ngày, từng giờ thì những lợi thế vốn có như lao động dồi dào, hay tài nguyên thiên nhiên phong phú vốn đã có thời kỳ dài là chỗ dựa đáng kể cho sức cạnh tranh song càng về sau như đã thấy trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò của các lợi thế này ngày càng giảm. Hàn Quốc tuy không có những nhân tố tự nhiên thuận lợi, nhưng đã sớm ý thức được điều đó. Do vậy, trong điều kiện cụ thể, Hàn Quốc đã sớm chú trọng triển khai
công nghệ và còn du nhập công nghệ từ nước ngoài đặc biệt từ Mỹ và Tây Âu.
Hướng tới mục đích tạo nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, giá thành hạ đòi hỏi các nhà sản xuất phải vươn lên làm chủ công nghệ, và phải tìm tòi, tạo ra những công nghệ mới. Khi nguồn sức lao động dồi rào giá rẻ đã mất đi lợi thế của nó, Hàn Quốc đã phải chuyển sang giai đoạn mới được đặc trưng bởi sự ra đời của hàng loạt ngành công nghiệp có hàm lượng cao như điện tử, viễn thông… Đây là thời kỳ diễn ra sự đổi mới về cơ cấu kinh tế, cùng với những biến đổi căn bản về chất của các yếu tố sản xuất. Trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ đã giành được sự quan tâm to lớn từ phía nhà nước, nhờ đó Hàn Quốc đã đạt được những tiến bộ lớn trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là các hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu.
Sự hỗ trợ về thuế của nhà nước đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành các loại thuế ưu đãi khác nhau cho việc nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ như miễn thu nhập cho các khoản chi cho đầu tư để phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật, hay phần lợi nhuận được công ty giữ lại cho nghiên cứu và triển khai cũng được miễn hoàn toàn thuế công ty. Những công ty nào thành lập phòng thí nghiệm riêng được miễn giảm 8% thuế công ty và thuế thu nhập với các khoản phí tổn cho mua sắm thiết bị cho phòng thí nghiệm. Riêng những sản phẩm này là thiết bị nội địa thì được miễn 10% những phí tổn xin phép. Những doanh nghiệp đã thương mại hoá các kết quả nghiên cứu triển khai được miễn hoàn toàn thuế công ty và thuế thu nhập cho phần thu nhập từ nghiên cứu.
Mặt khác, bảo hộ thị trường là biện pháp đi kèm với việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và triển khai giữa các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở qui mô vừa và nhỏ. Sau khi những cơ sở đăng ký loại công nghệ, kỹ thuật mà họ dự kién nghiên cứu, nhằm hạn chế những rủi ro, chính phủ Hàn Quốc
đã giảm bớt hoặc kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập khẩu những công nghệ kỹ thuật tương tự. Điều này có tác dụng củng cố ý chí vươn lên nắm bắt công nghệ kỹ thuật mới vào các cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước. Những công ty lớn ở Hàn Quốc luôn có những nỗ lực về vật chất cho công tác triển khai, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ.
Bên cạnh việc xúc tiến nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, từ những năm 1960-1970 đến nay, Hàn Quốc cũng tích cực tham gia vào thị trường công nghệ với tư cách người mua công nghệ mới. Kinh nghiệm cho thấy, Hàn Quốc đã thâm nhập sâu vào thị trường công nghệ, trước tiên nhờ khả năng thích ứng nhanh. Kinh nghiệm tiếp thu công nghệ từ nước ngoài của Hàn Quốc cũng là những bài học nhiều nước cần xem xét. Du nhập công nghệ có thể coi là một hình thức tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài dựa vào nguồn vốn trong nước quản lý. Thực tế cho thấy, du nhập công nghệ có hiệu quả không chỉ đòi hỏi phải có nguồn vốn trong nước mà còn cần phải có nền tảng nghiên cứu triển khai vững, nguồn nhân lực có trình độ cao và những chính sách điều chỉnh thích hợp. Việc du nhập công nghệ ở Hàn Quốc được thực hiện với sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước trong thời gian đầu. Mục tiêu của nhập công nghệ cũng được đặt ra cho mỗi giai đoạn cụ thể và nhìn chung là hạn chế đến mức thấp nhất việc du nhập công nghệ qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc, công nghệ nhập khẩu diễn ra theo 3 bước [39]:
- Thuần tuý, bắt chước, chủ yếu là lắp ráp sản phẩm trung gian hoặc cuối cùng;
- Đuổi bắt, tiếp xúc làm chủ công nghệ như chính nước xuất khẩu công nghệ;
- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao hiệu xuất của công nghệ nhập khẩu, tăng cường cạnh tranh.
Với Hàn Quốc, quá trình du nhập công nghệ trật tự từ kiểm soát đến tự do hoá. Thông thường việc kiểm soát nhập công nghệ đặc trưng cho giai đoạn tái thiết nền kinh tế và sang giai đoạn đi sâu vào công nghiệp hoá thì chủ yếu là tự do hoá. Sự kiểm soát nhập công nghệ mà nhà nước có hai nguyên nhân. Thứ nhất, do đất nước bị khan hiếm về ngoại tệ, nên chỉ nhập công nghệ kỹ thuật thật cần thiết cho sự phát triển kinh tế mà trong nước không có khả năng thay thế. Thứ hai, do chính phủ muốn các công ty nhập được công nghệ thích hợp, giá rẻ; tham gia có hiệu quả vào chiến lược đổi mới kỹ thuật, công nghệ của quốc gia.
Tuy nhiên, sau thời gian nhập công nghệ, thì nay Hàn Quốc đã tham gia vào thị trường công nghệ khu vực và thế giới với tư cách là người cung cấp hàng hoá công nghệ. Công nghệ của Hàn Quốc đã được chuyển giao cho các nước đang phát triển, một số công nghệ đến cả các nước phát triển với mức độ được thương mại hoá.
Như vậy, với việc lựa chọn bước đi và chính sách thích hợp, Hàn Quốc đã tạo ra hướng phát triển cho khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Đó cũng chính là quá trình cải tổ cơ cấu kinh tế, nâng cấp công nghiệp. Khi xem xét hướng phát triển về khoa học công nghệ của Hàn Quốc cũng cho thấy, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác chất xám trong thành tựu khoa học công nghệ của những nước đi trước, quyết tâm du nhập công nghệ tiên tiến để rút ngắn khoảng cách về kinh tế - kỹ thuật với các nước công nghiệp phát triển.