Xác định rõ vai trò định hướng và chức năng điều hành của nhà nước trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 120 - 124)

Trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà nước Hàn Quốc có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà nước không chỉ là người định hướng và lựa chọn chiến lược trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn trực tiếp điều hành quá trình này. Bằng hệ thống chính sách và những biện pháp kinh tế bổ sung cho nhau, nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi để khơi dậy và khai thác những tiềm năng ở trong nước cũng như nguồn lực ở bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điểm nổi bật trong các chính sách và biện pháp kinh tế của nhà nước Hàn Quốc là tính hệ thống, tính toàn diện của nó cùng quyết tâm cao của nhà nước đã đem lại thành công, đưa Hàn Quốc trở thành nước công nghiệp mới. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà nước Hàn Quốc biết tôn trọng những động lực và những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường; biết khai thác, sử dụng tổng hợp các nguồn lực của sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước ngày càng giảm can thiệp trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tự do hoá hối đoái, thúc đẩy quá trình tự do hoá ngoại thương và loại bỏ dần chế độ bảo hộ mậu dịch.

Thành công của Hàn Quốc là do vai trò của nhà nước trong việc tổ chức sắp xếp lại những nhân tố sản xuất cho hợp lý, nguồn lao động dồi dào được sử dụng hợp lý, công nghệ kỹ thuật ngày càng được nâng cao để tạo sự biến đổi cănbản về chất của nền kinh tế. Để hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo mục tiêu xác định, nhà nước Hàn Quốc đã thể hiện sức mạnh điều hành thực thi các chính sách kinh tế, luật pháp để lành mạnh hoá môi trường kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhìn chung, các chính sách kinh tế và luật pháp đã thực sự phát huy hiệu lực trong thực tiễn. Điều đó có thể thấy được trong việc huy động khả năng tiết kiệm cho đầu tư phát triển cao, nỗ lực phát triển công nghiệp nặng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, ưu đãi hỗ trợ cho xuất khẩu. Thành công trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hàn Quốc là bằng chứng về phương thức tổ chức quản lý và điều hành có hiệu quả của nhà nước.

Thực tế cho thấy, để nâng cấp và đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp, nhà nước đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn do tác động của thị trường, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân. Sự hỗ trợ từ phía nhà nước với kinh tế tư nhân về tài chính, tín dụng, trợ cấp xuất khẩu, mở mang thị trường… đã tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, các công ty tư nhân không có khả năng đầu tư vào những dự án rủi ro cao thì nhà nước chia sẻ rủi ro đối với những công ty nào được lựa chọn tham gia vào những dự án chiến lược. Cụ thể, nhà nước bảo hộ hoàn toàn cho việc trả các món nợ nước ngoài của các công ty đó và còn huy động mọi nguồn lực hỗ trợ. Chính sự điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước, và chính sách nuôi dưỡng một số ngành công nghiệp đã tạo môi trường thuận lợi và lý tưởng để các nhà kinh doanh có thể khai thác hết những yếu tố sản xuất tiềm năng trong nước cũng như bên ngoài.

Những năm gần đây, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo ra thế và lực mới để Hàn Quốc tăng cường hội nhập theo xu thế hoá thương mại và đầu tư, nhà nước đã giảm bớt vai trò của mình nhưng vẫn đảm nhiệm một số chức năng, thậm chí tăng thêm chức năng mới mà khu vực tư nhân mặc dù đã phát triển rất mạnh và có nhiều tiềm năng vẫn chưa thay thế được. Do vậy, nhà nước vẫn tiếp tục giữ chức năng vạch kế hoạch để giải quyết những vấn đề chung nhất của nền kinh tế đất nước, nhưng mang tính định hướng, thúc đẩy sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, tham gia tích cực vào phát triển công nghệ và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đối ngoại…

Tóm lại, nghiên cứu về thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc, chương II của luận án đã làm rõ chính sách và thực trạng của nó qua các giai đoạn cụ thể. Trên cơ sở xem xét, phân tích thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, luận án đã làm rõ ảnh hưởng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến sự phát triển của Hàn Quốc trong từng giai đoạn cụ thể cả thành công và hạn chế. Trong nghiên cứu, luận án còn làm rõ bước chuyển biến về chất

trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hàn Quốc với quá trình không ngừng vươn lên trở thành nước công nghiệp mới. Đó là cơ sở để luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hàn Quốc. Thành công đó là do đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp; tạo lập cơ cấu ngành công nghiệp năng động trên cơ sở đa dạng các loại hình doanh nghiệp; chủ động nắm bắt công nghệ mới; kết hợp mở rộng thị trường lấy thị trường ngoài nước là trọng tâm; khai thác tối đa với sự kết hợp các nguồn vốn; chú trọng phát triển nguồn nhân lực; và xác định rõ chức năng định hướng và điều tiết của nhà nước.

Chương III

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w