Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu trong giai đoạn (1953-1962)

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 53 - 56)

Sau chiến tranh 1953, Hàn Quốc vẫn phải dựa vào Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự để tồn tại. Từ 1953 đến 1962, tổng số viện trợ kinh tế lên tới 2 tỷ USD, viện trợ quân sự gần 1 tỷ USD. Trong thời gian này, gần 70% kim ngạch nhập khẩu của hiện đại hoá là được tài trợ bằng khoản viện trợ này và 77% số tư bản cố định mới cũng được hình thành từ đây. Viện trợ Mỹ cho Hàn Quốc là rất lớn, tuy vậy nó vẫn không thể đáp ứng được những nhu cầu phát triển của Hàn Quốc. Do vậy, Hàn Quốc vẫn phải tìm cách thoát ra khỏi những khó khăn về kinh tế và tăng thêm khả năng tự lực để phát triển.

Công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu được triển khai rộng rãi ở Hàn Quốc. Bước vào công nghiệp hoá, là nước đi sau, Hàn Quốc phải đứng trước một thực tế là thị trường thế giới đã phân chia xong giữa các cường quốc, các công ty lớn. Do khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu và giải quyết nhu cầu hàng hoá tiêu dùng rất cấp bách trong đời sống nhân dân và để giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào các nước tư bản khi lực lượng tư sản dân tộc còn non yếu, do đó, Hàn Quốc, công nghiệp hoá phải đi vào thị trường nội địa của nước mình, đến độ trưởng thành sẽ chờ thời cơ đi vào thị trường thế giới. Điều đó có nghĩa là công nghiệp hoá hướng vào phục vụ nhu cầu trong nước và thay thế nhập khẩu.

Trong giai đoạn (1953-1962), Hàn Quốc đi vào phục hồi, phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và một số cơ sở công nghiệp nặng để sản xuất các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, hoá chất với qui nhỏ. Do vậy, vào những năm 1960-1961, các hàng nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm, vải bóc, quần áo chiếm gần 70% tổng số sản phẩm hàng chế biến, chế tạo. 75% số hàng nhập khẩu của Hàn Quốc vẫn là hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hay còn thiếu.

Khi theo đuôi chiến lược công nghiệp hoá hướng nội, nhà nước đã thi hành hàng loạt biện pháp bảo hộ thị trường nội địa để hỗ trợ cho nền công nghiệp non trẻ. Trong lĩnh vực tiền tệ, từ 1953-1962, đồng ngoại tệ luôn giữ tỷ giá cao so với đồng Won của Hàn Quốc. Chính phủ còn sử dụng cả biểu thuế cao và hạn chế số lượng nhập khẩu để bảo vệ thị trường trong nước và khuyến khích thay thế nhập khẩu, hệ thống giấy phép nhập khẩu đã được áp dụng. Tuy đã có một số biện pháp giúp một số ngành công nghiệp trong nước tiến hành xuất khẩu, nhưng về cơ bản những biện pháp hướng nội vẫn là chủ yếu.

Mặc dù nền kinh tế đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, nhà nước sớm ý thức được vai trò của giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực. Nhà nước đã thi hành phổ cập giáo dục trong toàn dân. Từ 1952- 1956 tiền chi cho giáo dục tạo gần 100 triệu USD rút ra từ tiền viện trợ. Số tiền chính phủ chi cho giáo dục cũng tăng rất nhanh qua các năm, năm 1954 và 375 triệu Won, năm 1957 là 3217 triệu Won, năm 1960 là 6237 triệu Won(giá cuối thập kỷ 80), so với chi ngân sách nhà nước thì chi phí này lần lượt đạt mức 4%, 9,2% và 14,9% [111]. Việc huy động sự đóng góp của các gia đình cho giáo dục đào tạo chiếm tới 2/3 tổng chi phí trực tiếp cho giáo dục. Thành tựu đạt được trong giáo dục đào tạo mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn, còn tác động trực tiếp đến sản xuất vẫn còn hạn chế.

Nhìn chung trong giai đoạn (1953-1962), kết quả đạt được khi công nghiệp hoá hướng nội còn ở mức độ thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình

quân hàng năm 3,7%. Xuất khẩu khong đáng kể chỉ đạt 1% tổng thu nhập quốc dân. Vốn dùng cho phục hồi kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp mới tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào viện trợ từ nước ngoài trong đó mỹ đóng vai trò chính. Kinh tế Hàn Quốc vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp, năm 1953 là 67 USD, năm 1962 là 87 USD [111]. Do vậy, vốn cho phát triển kinh tế huy động dựa vào tiết kiệm trong nước rất hạn chế. Mục tiêu giai đoạn (1953-1962) là đáp ứng những nhu cầu tối thểu và ổn định kinh tế xã hội không đạt được.

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng kinh tế trên là do chiến lược công nghiệp hoá chưa rõ ràng, trước hết là định hướng thị trường quá cứng nhắc do tập trung hướng nội nên phần lớn các chính sách nhằm vào hỗ trợ cho các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và ít khuyến khích các ngành xuất khẩu hoặc các hoạt động xuất khẩu. Do vậy, những ngành công nghệp dân tộc non trẻ đã vấp phải giới hạn của thị trường trong nước với đặc điểm thị trường nhỏ hẹp, sức mua dân cư thấp vì thu nhập thấp và lẽ tất yếu nhịp độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm xuống. Trong khi ấy, nhu cầu nhập khẩu máy móc công nghệ, nguyên liệu cho công nghiệp trong nước vẫn tăng nhưng lại không có ngoại tệ. Từ đó cho thấy, công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã bộc lộ những mâu thuẫn trong phát triển. Việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu như vậy không chỉ không phù hợp với điều kiện trong nước mà còn không phù hợp với tình hình kinh tế quốc tế khi trật tự phân công lao động quốc tế đang hình thành, xu hướng liên kết kinh tế đang diễn ra. Việc hướng công nghiệp hoá vào thị trường nội địa để cung cấp nhu cầu thiết yếu cho người dân, giảm bớt mất cân đối về cung cầu, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và góp phần ổn định xã hội trong thời kỳ nhất định, đặt trong hoàn cảnh cụ thể là cần thiết. Tuy nhiên, do những hạn chế đã nêu trên nên càng về sau tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc càng giảm.

Hình 2.1: Tốc độ tăng GDP của Hàn Quốc (1954-1960)

Đơn vị: % Nguồn: Korea Economic Statistics Yearbook 1977, tr.262-263

Đến năm 1960, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc chỉ đạt 1,9%. Thực tế công nghiệp hoá hướng nội không hiệu quả lao động do những "bóp méo" mà sự can thiệp quá mức của nhà nước vào các thị trường khác nhau gây ra… Chính sách thay thế nhập khẩu và bảo hộ cho tất cả các đối tượng đã cho phép các công ty kém hiệu quả tồn tại và như vậy xuất khẩu bị kìm hãm. Điều này, đã làm cho ngoại tệ thiếu lại càng thiếu hơn và tạo áp lực ngày càng tăng cho việc hạn chế nhập khẩu. Tình hình ấy kéo theo những bất ổn định về kinh tế - xã hội, thất nghiệp và lạm phát gia tăng, tình hình chính trị cũng rối loạn. Kết thúc giai đoạn phát triển (1953-1962) mang tính chất thử nghiệm theo mô hình công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu là sự sụp đổ của chính phủ Lý Thừa Vãn.

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w