Giai đoạn thứ 3 (1974 đến nay)

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 43 - 45)

Giai đoạn này Đài Loan tiếp tục công nghiệp hoá, hiện đại hoá song có một bước đầu chỉnh quan trọng về cơ cấu ngành nghề, trong đó ưu tiên hàng đầu là tập trung phát triển các ngành công nghiệp cơ bản có hàm lượng vốn và

kỹ thuật cao, tuy nhiên vẫn duy trì chính sách phát triển các ngành công nghiệp nhẹ hướng ra xuất khẩu. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đài Loan giai đoạn này tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Nâng cấp, cải tiến các trang thiết bị ở các ngành công nghiệp nhẹ nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giảm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đồng thời chuyển giao công nghệ, dùng nhiều lao động sang một số nước đang phát triển khác ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

- Tập trung nghiên cứu, triển khai và nhập khẩu những dây chuyền công nghệ mới, đầu tư cho những ngành công nghiệp mới có triển vọng sáng sủa hơn, trong đó có các ngành tiêu biểu cho cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại như vi điện tử, máy tính, bán dẫn…

- Đẩy mạnh xây dựng các công trình công cộng và xí nghiệp công nghiệp có quy mô lớn.

Nhờ sự chuyển hướng kịp thời, trong các kế hoạch 4 năm ở giai đoạn này: kế hoạch 4 năm lần thứ 6 (1973-1976), lần thứ 7 (1977-1980), lần thứ 8 (1981-1984), kế hoạch 6 năm (1985-1990) và kế hoạch 6 năm (1991-1996) kinh tế Đài Loan không những giữ được tốc độ tăng trưởng cao, công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hoá với các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Trong vòng 17 năm (1973-1990), sản xuất công nghiệp của Đài Loan vẫn tăng trung bình là 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến tăng gần 9%. Tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng khoa học cao ngày càng tăng. Nếu năm 1976 loại hàng hoá này mới chỉ chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất khẩu thì có bước thay đổi căn bản. Trong giai đoạn 1991-1996, tăng trưởng công nghiệp Đài Loan đạt 9,9%/năm [85], công nghệ thông tin với những sản phẩm xuất khẩu năm 1994 xếp thứ 4 sau Mỹ, Nhật, Đức; công nghiệp đóng tàu vận tải đứng thứ 5 thế giới…

Nhìn chung, sau gần 5 thập kỷ kể từ năm 1953, Đài Loan đã khôi phục kinh tế sau chiến tranh và quá trình CNH đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Quá trình CNH thành công tạo điều kiện cho Đài Loan giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có việc nâng cao mức sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tất cả các thành tựu đạt được của Đài Loan đã tạo tiền đề cho sự đầu tư phát triển theo chiều sâu, để tiếp tục phát triển trong thiên niên kỷ mới.

Tuy vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đài Loan cũng bộc lộ không ít yếu kém. Sự can thiệp quá nhiều của chính phủ đã tạo ra một khu vực tài chính khá lạc hậu và một nền công nghiệp thiếu các doanh nghiệp qui mô lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại quốc tế thì việc cải tổ cơ cấu kinh tế, tiếp tục hiện đại hoá nền kinh tế đặt ra nhiều vấn đề mà Đài Loan cần giải quyết. Thực tế cho thấy, một số lợi thế phát triển mà Đài Loan có được trước đây đến nay đã giảm, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế có sự hẫng hụt về vấn đề công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực trong phát triển công nghệ cao. Đài Loan vốn có truyền thống tập trung vào công nghiệp chế tạo, chưa chú trọng nhiều đến dịch vụ và nghiên cứu triển khai. Hiện nay Đài Loan chi tiêu khoảng 1,8% GDP cho nghiên cứu triển khai, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng tương ứng của nền kinh tế tiên tiến. Điều đó cho thấy, Đài Loan cần đầu tư nhiều hơn cho phát triển công nghệ và nghiên cứu triển khai muốn duy trì sức mạnh cho nền kinh tế dựa trên tri thức mới.

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w