Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 137 - 144)

Có thể khẳng định rằng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm đổi mới đã đạt được những thành tựu tạo ra được tiền đề cần thiết để đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn bộc lộ nhiều hạn chế:

- Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối cao so với một số nước trong khu vực nhưng chưa thật vững chắc và vẫn còn nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Thực tế còn nhiều ngành sản xuất chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, kể cả thị trường trong nước.

- Việc giải quyết nguồn vốn: Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo, kém phát triển nên tạo vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn còn nhiều bất cập, như đánh giá của Đại hội Đảng VIII "chưa cần kiệm trong sản xuất và chưa tiết kiệm trong tiêu dùng" [81]. Thực tế, nguồn vốn tích luỹ từ

nội bộ nền kinh tế trong những năm qua vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Tuy Luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã góp phần làm gia tăng vốn đầu tư phát triển, nhưng nguồn vốn đầu tư để tái sản xuất mở rộng chỉ đạt mức tương đương Hàn Quốc thời kỳ đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, tỷ lệ đầu tư của nước ngoài vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn nên cũng gây không ít bất lợi trong hợp tác đầu tư. Nhìn chung, Việt Nam có nhiều biện pháp để huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm GDP của Việt Nam thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực: năm 1990 tỷ lệ tiết kiệm trên GDP của Việt Nam là 2,9% (trong khi đó của Thái Lan là 33,6%, Trung Quốc là 37,8%); năm 1999 tỷ lệ này của Việt Nam tăng lên 22%, nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan (36,4%) và Trung Quốc (39%). Về tỷ lệ đầu tư GDP, năm 1990 của Việt Nam là 12,6%, Thái Lan 36,8% và Trung Quốc 34,7%; năm 1999: Việt Nam là 19,7%, Thái Lan 26,8% và Trung Quốc 37,8%. [67]

- Về cơ cấu kinh tế: Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế đã diễn ra sự chuyển dịch, nhưng so với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP. Tuy tỷ trọng của công nghiệp trong GDP có tăng lên, nhưng sự yếu kém của công nghiệp còn thể hiện khá rõ ở năng suất, chất lượng, hiệu quả, trình độ kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt cơ cấu giữa các ngành công nghiệp. Thực tế tỷ trọng của công nghiệp chế tạo trong giá trị sản lượng công nghiệp còn rất thấp, 1996-1997 tỷ trọng công nghệ chế biến trong GDP đang là 17-18% [83]. Trong khi đó, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn khá cao so với một số nước như Thái Lan, Malaysia…

Như vậy, khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, do ảnh hưởng của một số nhân tố chủ quan và khách quan nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn nhiều hạn chế, chưa được như mong muốn. Trong khi ấy, mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi có một cơ cấu kinh tế gắn với công

nghệ hiện đại tiên tiến phản ánh được xu hướng tích cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập và mở cửa.

- Về trình độ kỹ thuật - công nghệ: Trong những năm đổi mới, cơ cở vật chất kỹ thuật tỏng công nghiệp đã được tăng cường. Tuy vậy, năng lực công nghệ quốc gia chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập. Theo đánh giá của bộ koa học - công nghệ và môi trường, hệ thống máy móc thiết bị hiện tại lạc hậu từ 2-4 thế hệ so với thế giới. Phần lớn các trang thiết bị, máy móc công xưởng, dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy được thiết kế và xây dựng ở trình độ của những năm 50 (chiếm trên 62%). Trong khi đó, hệ số đổi mới công nghệ của Việt Nam từ 1960-1990 chỉ đạt 35/năm và khoảng 8-10%/năm giai đoạn từ 1991 đến nay. Đồng thời trong lĩnh vực công nghiệp, hầu hết các dự án đầu tư của nước ngoài (trừ lĩnh vực dầu khí, viễn thông, một số nhà máy xi măng cỡ lớn) cũng đều là công nghệ cũ, thậm chí quá cũ. Do đó, hàm lượng kỹ thuật công nghệ thể hiện trong giá trị sản phẩm là rất thấp, khoảng 20% trong khi ở các nước phát triển tỷ lệnày là trên 70% [50].

Về công nghệ đang sử dụng trong các ngành kinh tế có thể đánh giá là lạc hậu so với trình độ trung bình công nghệ thế giới, đặc biệt nghiêm trọng là một số ngành công nghiệp then chốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn ngành công nghiệp cơ khí là ngành then chốt của công nghiệp hoá, nhưng công nghệ của ngành đã lạc hậu từ 50- 100 năm so với cácnước phát triển, 30-50 năm so với các nước trung bình. Với thực trạng công nghiệp cơ khí như vậy, nó không thể làm trọn được vai trò đầu tàu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hệ số cơ giới hóa trong nền kinh tế thấp. Mức trang bị cơ giới cho lao động thuộc khu vực kinh tế Trung ương là 45% và khu vực kinh tế địa phương là 25%. Trong công nghiệp mức trang bị cơ khí có cao hơn, khu vực công nghiệp Trung ương là 62%, khu vực công nghiệp địa phương là 47%, trong nông nghiệp chỉ tiêu này chỉ là 19%.

Do chuyển dịch cơ cấu công nghệ còn chậm nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Đánh giá chung thực trạng công nghệ cho thấy, công nghệ hiện đại chỉ chiếm 20,4 - 28,6%, công nghệ trung bình chiếm 50%. Một số ngành như nhựa, cao su, chế biến thực phẩm v.v.. công nghệ lạc hậu chiếm tới 50%.

Mặt khác, hệ thống máy móc chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau, 8% công nghệ đang sử dụng do ta tự thiết kế xây dựng; 57% do cá nước hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) trước đây cung cấp và 34% là từ các nước khác [62]. Điều này dẫn đến hàng loạt các khó khăn và hạn chế trong bảo dưỡng, bảo quản và sử dụng; trong việc trang bị và trang bị lại cơ sở vật chất của công nghiệp. Do những hạn chế của công nghệ dẫn tới tình trnạg tiêu hao năng lượng, nguyên liệu còn khá cao; gây ô nhiễm môi trường; mẫu mã hàng hóa đơn điệu; chất lượng sản phẩm thấp. Vì vậy, nói chung giá thành nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nước ta cao hơn chuẩn mực quốc tế dẫn đến giá hàng công nghiệp trong nước cao hơn giá sản phẩm cùng loại nhập khẩu (như bảng 3.5).

Bảng 3.5: Giá một số sản phẩm công nghiệp trong nước so với giá hàng

nhập khẩu (quý I/1999)

Sản phẩm Giá xuất xưởng (USD/tấn)

Giá nhập khẩu

(USD/tấn) Cao hơn (%)

Xi măng 50 - 60 40 - 45 30 - 50

Đường RS 360 - 400 260 - 300 20 - 50

Thép xây dựng 300 260 - 280 10 -12

Phân Urê 160 - 180 115 - 125 30 - 40

Nguồn: TC Nghiên cứu kinh tế số 254/1999, tr.23.

Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hội nhập đang là thách thức rất lớn với nước ta vì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế còn yếu, ngay cả việc làm chủ và đứng vững trên thị trường trong nước của nhiều ngành công nghiệp cũng rất khó khăn. Công nghiệp chế biến của Việt Nam đang là chủ lực trong xuất khẩu hàng công

nghiệp và chiếm tới 80% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng giá thành sản phẩm đang còn cao, chất lượng thấp, mẫu mã và kiểu dáng đơn điệu, ít đổi mới nên sức cạnh tranh còn rất hạn chế. Thực tế, vị thế trong hòa nhập và cạnh tranh của nước ta yếu hơn nhiều nước trong khu vực trong cùng một chặng đua (thể hiện qua bảng 3.6).

Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu so sánh vị thế trong hòa nhập và cạnh tranh

quốc tế Nước Tỷ trọng hàng chế tạo trong tổng XK (%) Bình quân XK đầu người (USD) Việt Nam 25 118 Thái Lan 82 957 Malaysia 75 3921 Philippin 83 360 Indonesia 61 264

Nguồn: WB Report on East Asia 1997 và ADB Report 1998.

- Về đội ngũ lao động: Những năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục đào tạo đã thu được một số thành tựu quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Tuy vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn về giải quyết nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình trạng số lượng công nhân gần bằng số lượng cán bộ kỹ thuật là bất hợp lý. Tính riêng trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cứ 1 người tốt nghiệp đại học ứng với 1,75 tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 2,3 công nhân, trong khi đó tỷ lệ này ở nhiều nước trên thế giới là 1:4:10. Vì vậy, vấn đề lớn đặt ra là phải cơ cấu lại đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật trên nhiều phương diện: cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành chuyên môn, cơ cấu xã hội của đội ngũ người học. Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, để phát triển được kinh tế, cần phải có đội ngũ lao động tương đối hợp lý với nhiều cấp độ. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc, cơ cấu này ít nhất gồm 6 loại: các nhà phát minh và đổi mới công nghiệp, các nhà quản lý, các nhà kỹ thuật và công nghệ, công nhân lành nghề, công nhân không lành nghề [48]. Xem xét nhu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

nước ta thì việc nâng cao chất lượng và cơ cấu đội ngũ lao động đang là một yêu cầu cấp bách trước những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.

Những hạn chế trên đây có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan:

Nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta những năm qua là thiếu một chiến lược và chính sách ổn định lâu dài. Sự thiếu vắng chiến lược và chính sách nhất quán làm cho qui hoạch phát triển các ngành thiếu đi cơ sở vững chắc. Thực tế, việc chưa định hình rõ các ngành, các sản phẩm chủ lực phần nào có nguyên nhân do sự thiếu vắng chiến lược và chính sách cơ cấu. Do vậy, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta cần nhanh chóng xác định chiến lược phát triển ổn định, lâu dài để làm cơ sở phân bổ nguồn lực hợp lý và xây dựng các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng ngày càng phù hợp và hiệu quả.

Bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp. Nghĩa là, chúng ta còn thiếu nhiều tiền đề cần thiết để triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong hoàn cảnh ấy, tư tưởng nóng vội muốn lợi dụng ưu thế của nước đi sau để đốt cháy giai đoạn làm cho bức tranh kinh tế nước ta có biểu hiện mất cân đối, thiếu đồng bộ về cơ cấu; hiệu quả thấp, thậm chí còn gây lãng phí nguồn lực trong đầu tư; sức hấp dẫn thu hút đầu tư từ bên ngoài còn thấp, động lực khơi dậy đầu tư trong nước chưa cao. Từ đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế tuy khá cao nhưng không vững chắc và kém hiệu quả.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ với tốc độ còn chậm còn do sự hạn hẹp về nguồn lực tài chính và sự phân bổ thiếu hợp lý của nguồn lực này. Sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do sự gia tăng đầu tư về vốn, trong khi tác động từ công nghệ còn rất hạn chế đã dẫn tới tình trạng thiếu vốn càng trở nên gay gắt hơn. Tình trạng này không được cải thiện và sự lạm dụng yếu tố vốn trong tăng trưởng kinh tế trong khi hiệu quả sử

dụng vốn thấp dẫn đến tình trạng nợ. Chỉ tính riêng nguồn vốn tập trung từ ngân sách Nhà nước, nếu như năm 1990 chỉ cần 45% của khoản vay Chính phủ để trả nợ lãi, thì đến năm 1993 đã tăng lên là 60% [44]. Đối chiếu con số này với Hàn Quốc mới thấy rõ căn bệnh tiềm ẩn của nền kinh tế nước ta, mà trước hết là của khu vực kinh tế Nhà nước.

Về giáo dục đào tạo, về đầu tư cho khoa học công nghệ vẫn còn những hạn chế mang tính bất cập. Trước hết là cơ cấu đào tạo ở nước ta hiện nay có nhiều bất hợp lý, do vậy, ta vẫn thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Trong biến động của cách mạng khoa học kỹ thuật và bước chuyển biến sang kinh tế thị trường, chất lượng đội ngũ nhân lực còn yếu trước những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế phát triển. Việc đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách Nhà nước hàng năm còn rất thấp, sử dụng lại phân tán, thiếu tập trung. Việc đầu tư và sử dụng như vậy không thể giải quyết được những yêu cầu đặt ra về khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về phía Nhà nước, chính sách đối với đội ngũ khoa học công nghệ còn chưa thỏa đáng, điều kiện làm việc thiếu thốn nên không khuyến khích được khả năng nghiên cứu và triển khai công nghệ.

Như vậy, sự hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực vừa là thời cơ vừa là thách thức, với những thuận lợi, khó khăn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta khi đất nước chuẩn bị bước vào thế kỷ 21. Thực tế, không một quốc gia nào có thể đứng bên lề cuộc chạy đua kinh tế trong môi trường cạnh tranh quyết liệt mang tính toàn cầu. Sự thua kém về kinh tế, tình trạng tụt hậu trong phát triển không chỉ dẫn tới những thua thiệt trong cạnh tranh và hợp tác quốc tế mà còn dễ lâm vào tình trạng lệ thuộc, mất ổn định chính trị - xã hội, làm giảm khả năng củng cố quốc phòng và bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ. Thách thức đó càng thêm gay gắt khi nước ta trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khối mậu dịch tự do khu vực (AFTA), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… đây là khu vực có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và năng động

nhất trên thế giới. Cuộc chạy đua trong khu vực diễn ra quyết liệt cả về tốc độ và hiệu quả. Do vậy, muốn thoát ra khỏi nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế và công nghệ, đất nước phát phát huy những khả năng và tận dụng cơ hội mới để phát triển với nhịp độ cao hơn, bền vững và có hiệu quả hơn. Điều đó chỉ có thể được thực hiện thông qua quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ dựa vào công nghệ tiên tiến hiện đại.

Một phần của tài liệu Thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 137 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w