Kiểm soát dòng tiền ngoại tệ

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 80 - 88)

B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ

3.3.3.1. Kiểm soát dòng tiền ngoại tệ

Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyển mình phát triển, được coi là đích đến đầu tư tiềm năng của rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, do vậy các dòng vốn ngoại tệ ra vào liên tục là điều khó tránh khỏi. Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, Việt Nam đã phải chứng kiến rất nhiều dòng vốn ngắn hạn đột ngột rút về, gây ra biến động khôn lường trên thị trường ngoại hối, đồng nội tệ mất giá kỉ lục, khó khăn nghiêm trọng cho từng ngành nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Hơn thế nữa, đa số nguồn vốn ngoại tệ hiện nay được đầu tư vào các thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản…xét về trung và dài hạn đều làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Do vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra trong năm 2010 (với đặc trưng nền kinh tế còn dễ

đổ vỡ, nhạy cảm và dòng vốn ngoại tệ đang chảy vào mạnh mẽ) là kiểm soát chặt chẽ, thanh lọc các nguồn ngoại tệ nhằm tối đa hóa những lợi ích thu được hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.

Đầu tiên, cần thiết phải đưa ra các chính sách ưu tiên cho dòng vốn dài hạn và hạn chế các dòng vốn ngắn hạn mang tính chất đầu cơ cao như ưu tiên về mặt thanh toán, chuyển đổi, chi phí, tỷ giá….NHNN phối hợp với các Bộ, ban ngành khác đề xuất các chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư hợp lý, thống nhất để tạo dựng niềm tin lâu dài cho các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng ở lại.

Thứ hai, linh họat tỷ giá hối đoái, tránh định giá cao đồng nội tệ khiến cho các dòng vốn ngoại lo ngại đầu tư lâu dài, đến một thời điểm nào đó khi đồng Việt Nam không còn kìm giữ được, mất giá, khi quy đổi ngược trở lại ngoại tệ sẽ khiến cho các doanh nghiệp này bị thiệt hại nặng nề.

Thứ ba, các sự thay đổi trong cơ chế, chính sách tỷ giá nên diễn ra từ từ, có lộ trình, tôn trọng thị trường, tránh tình trạng áp đặt, gây shock, gây lo ngại đến khả năng chuyển đổi và bảo toàn nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, đối với dòng ngoại tệ chảy ra với mục tiêu nhập khẩu, có các chính sách ưu tiên về mặt thanh toán, chuyển đổi, chi phí, tỷ giá… cho việc mua máy móc, công nghệ, trang thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu; kìm hãm việc mất nguồn ngoại hối cho các hoạt động nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng xa xỉ. Năm 2010, nguy cơ nhập siêu là không hề nhỏ, nước ta vẫn cứ phải làm mất giá đồng nội tệ để tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Một loạt các biện pháp gián tiếp nên được áp dụng để kiểm soát dòng tiền xuất nhập khẩu này như hàng rào thuế quan, hàng rào kĩ thuật..

Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ các hình thức huy động vốn nợ từ nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua trái phiếu, giấy tờ có giá…của Chính phủ và

các doanh nghiệp.

3.3.3.2. Lạm phát

Năm 2009, bằng những chính sách kịp thời, phù hợp, lạm phát ở Việt Nam đã được kìm hãm ở mức 6,88%. Tuy nhiên, các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt nam nhân định rằng, năm 2010, con số này khó có khả năng ở dưới mức 10%. Khi nền kinh tế đang bước đầu hồi phục và các gói kích cầu hỗ trợ không còn nữa, lạm phát sẽ lại một lần nữa trở thành vấn đề nan giải và ảnh hưởng lan tỏa tới toàn bộ hệ thống tỷ giá hối đoái và hệ thống tiền tệ ở Việt Nam.

Để tránh lạm phát cao, chúng tôi khuyến nghị Việt Nam nên dần dần thắt chặt tiền tệ và tín dụng, tuy nhiên không quá cứng rắn tức thời, mà cần linh hoạt để duy trì được tính thanh khoản cho nền kinh tế. Trước áp lực tín dụng tăng cao trong năm 2009 và vài tháng đầu năm 2010, tâm lý lo ngại và sự kì vọng lạm phát cao là điều hoàn toàn tất yếu. Sau khi một lượng lớn cung tiền được đổ vào nền kinh tế thông qua các gói cứu trợ của Chính phủ (145.600 tỷ đồng – nguồn: Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc), giờ đây cấp thiết phải giảm cung tiền và thu nội tệ về, tránh tình trạng mất giá nghiêm trọng đồng nội tệ.

Đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao của giai đoạn phục hồi và tỷ lệ lạm phát cao, chúng tôi khuyến nghị rằng năm 2010 này Việt Nam vẫn nên chú trọng hơn tới việc kìm hãm lạm phát, bình ổn các biến kinh tế vĩ mô trước khi hướng tới tăng trưởng kinh tế.

Song hành với định hướng giảm lạm phát, thắt chặt tiền tệ và tín dụng, lãi suất danh nghĩa sẽ có khuynh hướng giữ ở mức cao. Nếu lãi suất tiếp tục tăng cao hơn nữa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của doanh nghiệp, tăng tỷ lệ tiết kiệm toàn dân, giảm chi tiêu,…toàn bộ các kết quả của gói kích thích 1 tỷ đô la hỗ trợ lãi suất và 7 tỷ đô la hỗ trợ kích cầu (nguồn: www.sbv.gov.vn) coi như sẽ đổ xuống sông xuống biển.

Tuy vậy, chúng tôi không cho rằng năm 2010 này Việt Nam nên duy trì mặt bằng lãi suất huy động và cho vay thấp nhằm tạo nguồn cung vốn rẻ cho thị trường. Việc giữ lãi suất huy động thấp có thể dẫn tới các luồng đầu tư nước ngoài chuyển dịch sang thị trường các nước có mức lãi suất hấp dẫn hơn, gây xáo trộn hệ thống tỷ giá, tiền tệ, tạo bong bóng và ảnh hưởng kinh tế vĩ mô. Các nguồn vốn vay rẻ được đầu tư thiếu hiệu quả. Ngân hàng trở nên khan hiếm vốn và nhiều nợ xấu, mất cân bằng Nợ - Có, gây hỗn loạn toàn bộ các thị trường tiền tệ, lan tỏa tới cả thị trường ngoại hối. Đồng nội tệ sẽ liên tục mất giá kèm theo tình trạng đầu cơ ngoại hối.

Việc Việt Nam hiện nay giữ trần lãi suất huy động là tương đối gượng ép nhưng lại phù hợp với tình hình thực tiễn và chúng tôi khuyến nghị tiếp tục giữ chính sách này. Nếu bỏ trần lãi suất, cái ngân hàng có thể đẩy lãi suất huy động lên rất cao làm tâp trung rủi ro vào hệ thống ngân hàng. NHNN có thể điều chỉnh mức trần để lãi suất tiền gửi thực là dương, từ đó hạn chế một phần tác động của sự tăng giá USD.

Ngoài một vài nước đô la hóa chính thức hoàn toàn như Bolivia, Panama…Việt Nam là quốc gia duy nhất với tình trạng đô la hóa bán phần và không hơp pháp duy trì cơ chế nhận và trả tiền gửi bằng đô la, đồng thời niêm yết cả tỷ giá đô la. Hình thức này mặc dù có thể thu hút nguồn ngoại tệ từ dân vào tập trung tại hệ thống ngân hàng, tuy nhiên lại dẫn tới tình trạng chuyển

sang găm giữ ngoại tệ, đô la hóa ngày càng trầm trọng, gây áp lực lên hệ thống tỷ giá hối đoái, làm nhiễu loạn hệ thống tiền tệ. Do vậy, chúng tôi thấy rằng hoàn toàn không cần thiết áp dụng hình thức này.

KẾT LUẬN

Cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009 đã nhen nhóm chỉ một thời gian ngắn ngay sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đe dọa những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế trước đó. Là một nền kinh tế mới mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã gặp phải không ít những thách thức, tác động lớn nhỏ trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua nhưng cũng tìm thấy những cơ hội mới trong bối cảnh phục hồi hiện nay. Những khó khăn, ảnh hưởng từ bên ngoài đã làm bộc lộ nhiều bất cập của kinh tế Việt Nam, như cơ chế quản lí, chính sách điều hành còn thiếu nhất quán, môi trường đầu tư nhiều rào cản, sự minh bạch hóa hệ thống tài chính,…Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là phải thực hiện cải cách sâu rộng trên mọi phương diện hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Chính sách tỷ giá hối đoái vốn được coi là một trong những công cụ chính và quan trọng nhất của NHNN trong việc ổn định và phát triển hệ thống tiền tệ tài chính cũng như toàn bộ nền kinh tế vĩ mô lại đang tỏ rõ sự thiếu hiệu quả và ẩn chứa nhiều nguy cơ. Nhằm khắc phục những thiếu sót của cơ chế tỷ giá hối đoái hiện tại, một sự chuyển mình mạnh mẽ sang cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết từ cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh biên độ là hoàn toàn hợp lý nhưng cần phải có lộ trình hướng đi từng bước cụ thể, rõ ràng. Hầu hết các chính sách nên được xem xét theo hướng tự do hóa và tôn trọng thị trường. Như Milton Friedman đã nhấn mạnh “nên để cơ chế tỷ giá được thả nổi, tự điều tiết nhằm phản ứng lại những cú sốc xảy ra đối với nền kinh tế hơn là cố định tỷ giá để rồi phải điều chỉnh các biến số khác”.

Thực tế hiện nay mọi cải cách khuyến nghị có thực sự đem lại hiệu quả hay không vẫn chưa được kiểm chứng và còn mang tính dự báo dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm của các quốc gia đi trước. Những tiền đề thành công khi thả nổi chế độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia khác là cơ sở giúp chúng ta

tin tưởng rằng vẫn có các giải pháp hữu hiêu giải quyết bài toán tỷ giá tại những đất nước đang phát triển như Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là “ Liệu các cơ quan chức năng, những nhà hoạch định chính sách có thực sự quyết tâm cải cách triệt để vấn đề tỷ giá hối đoái trước sức ép từ các nhóm lợi ích và cơ chế mệnh lệnh hành chính vốn đã tồn tại từ lâu như một thông lệ tại Việt Nam hay không?” vẫn chưa có lời giải đáp. Do vậy, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài nghiên cứu, các kiến nghị đề xuất của chúng tôi đều có tính chất định tính và định hướng chung. Để có thể áp dụng thực sự hiệu quả, cần thiết đòi hỏi những nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hóa và định lượng hóa trong những chuyên đề kế tiếp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS. Nguyễn Đức Thành et al. (2010), “ Báo cáo kinh thường niên kinh tế Việt Nam 2010”

ThS.Đặng Đức Anh et al. (2008), “Phối hợp chính sách lãi suất và tỷ giá nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trinh hội nhập kinh tế quốc tể ở Việt Nam”

TS. Nguyễn Văn Tiến (2006), “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở”, Nhà xuất bản Thống kê

World Bank (2009), “ World Economic Outlook”

Tổng cục thống kê (2009-2010), Số liệu thống kê hàng tháng

GS.TSKH Lương Xuân Quỳ, GS.TS Mai Ngọc Cường, TS Lê Quốc Hội, 2010, “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2009 và khuyến nghị chính sách cho năm 2010”

http://www.ktpt.edu.vn/website/198_tong-quan-kinh-te-viet-nam-nam- 2009-va-khuyen-nghi-chinh-sach-cho-nam-2010.aspx

Ngân hàng ngoại thương Việt nam, 2009-2010, “Số liệu tỷ giá hối đoái liên ngân hàng theo tháng

http://www.vietcombank.com.vn/exchangerates/

Rate Inflation, 2010, “USA Historical Inflation rate”

http://www.rateinflation.com/inflation-rate/usa-historical-inflation- rate.php?form=usair

Vietnam Economic Statistic, 2010, “Vietnam Economic Indicators for the year 2009”

http://www.economywatch.com/economic-statistics/country/Vietnam/

TS. Nguyễn Văn Tiến, (1999) “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối”, Nhà xuất bản thống kê, T.P Hồ Chí Minh

Heinz Riehl, Rita M. Rodriguez,(2007), “Foreign Exchange and Money Markets – Managing Foreign and Domestic Currency Operations”,

McGraw – Hill

“ Chính sách tỷ giá hối đoái và việc thu hút đô la trong việc giảm lạm phát”

http://www.saga.vn/view.aspx?id=10515

Nguyễn Thành Kiên , (2008), “Tỷ giá hối đoái và vấn đề tỷ giá hối đoái hiện nay ở Việt Nam”, Học viện tài chính

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w