B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ
2.4.4. Khả năng can thiệp của NHTW giảm
Mức nhập siêu của Việt Nam ước tính 12 tỷ USD trong năm 2009, giảm đáng kể so với mức 18 tỷ USD. Mức giảm nhập siêu một phần do suy thoái kinh tế làm giảm tổng cầu trên thế giới, giá trị xuất khẩu giảm 9,7% và giá trị nhập khẩu giảm 14,7% so với năm 2008. Thâm hụt thương mại sụt giảm làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai xuống 7,4% GDP năm 2009 so với 11,8% năm 2008. Tổng thể cán cân thanh toán vẫn bị thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm xuống còn 15 tỷ USD nhằm bù đắp cho thâm hụt cán cân thanh toán. Việc NHNN duy trì chế độ tỷ giá cố định, cùng với mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn ở mức cao khiến cho NHNN liên tục bơm dự trữ ngoại hối nhằm bình ổn tỷ giá ( từ 23 tỷ USD- 2008 xuống còn 16 tỷ USD- 2009).
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tiền từ dự trữ ngoại hối không phải là túi không đáy, để liên tục bù đắp cho thâm hụt thương mại của Việt Nam nhằm ổn định tỷ giá. Giảm dự trữ ngoại hối làm giảm sự can thiệp của NHTW lên tỷ giá hối đoái, qua đó khả năng duy trì tỷ giá cố định trong thời gian như trước đây sẽ giảm dần khiến cho tỷ giá hối đoái tăng phản ánh đúng mối quan hệ thương mại, kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ngoài những nhân tố chính tác động đến sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời kì hậu khủng hoảng, đặc biệt trong năm 2009. Bên cạnh đó sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ làm đồng đôla tăng giá trở lại, các khoản vay nợ ngoại tệ đáo hạn góp phần tác động làm tăng tỷ giá VND/USD. Trong bối cảnh các tác nhân từ bên trong lẫn bên ngoài gây áp lực lên tỷ giá hối đoái đe dọa khả năng phục hồi sau khủng hoảng, NHNN cần điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đóai làm giảm tác động tiêu cực của các tác nhân lên tỷ giá.
CHƯƠNG 3: GiẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG BỐI CẢNH PHỤC HỒI KINH TẾ