Hiệu ứng Fisher quốc tế

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ

1.4.2.2. Hiệu ứng Fisher quốc tế

Dựa trên giả định là rủi ro và các chi phí liên quan đến việc mua đi bán lại các loại hàng hóa (arbitrage) các hàng hóa giữa hai quốc gia là nhỏ, thì tỷ lệ lãi thu được từ việc nắm giữ hàng hóa ở hai quốc gia có xu hướng bằng nhau, do đó chúng ta có cân bằng sức mua (PPP) dạng kỳ vọng là:

ΔPe

VND - ΔPe

US = ΔSe

Theo quy luật cân bằng lãi suất không có bảo hiểm tỷ giá

RVND - RUSD = ΔSe

Do đó, chúng ta có điều kiện Fisher trong nền kinh tế mở hay hiệu ứng Fisher quốc tế:

RVND - ΔPe

VND = RUSD - ΔPe US

Hiệu ứng Fisher quốc tế cho thấy mức lãi suất thực giữa các đồng tiền khác nhau luôn có xu hướng bằng nhau. Giả sử RVND - ΔPe

VND > RUSD - ΔPe US, các nhà đầu tư quốc tế tăng cường bán các loại chứng khóan ghi bằng USD và mua các chứng khóan ghi bằng VND; kết quả làm cho lãi suất của VND giảm xuống và lãi suất của USD tăng lên. Xu hướng này tiếp tục diễn ra cho đến khi lập lại được mức cân bằng. Từ phân tích theo lý thuyết cân bằng lãi suất và hiệu ứng Fisher quốc tế, có thể thấy rằng lãi suất là công cụ giúp các nhà quản trị tài chính dự đoán và xác định tỷ giá trong tương lai để hoạch định chiến lược phòng chống rủi ro và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Lợi tức của các khoản tiền gửi được mua bán trên thị trường hối đoái phụ thuộc vào lãi suất và các thay đổi dự kiến của tỷ giá hối đoái.

Cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự cân bằng về lợi tức, điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gửi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương khi đo bằng một loại tiền. Chỉ khi tất cả các tỷ suất lợi tức dự kiến đều bằng nhau, tức là cân bằng lợi tức, thì sẽ không có tình trạng dư cung về một số dạng tiền gửi nào đó và cũng không có tình trạng dư cầu về một số loại tiền gửi khác. Tóm lại, thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi không một loại tiền gửi nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung.

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w