B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ
2.3.2. Chính sách tỷ giá và mục tiêu ổn định lạm phát:
Về lý thuyết cơ chế lan truyền của tỷ giá đến lạm phát qua xuất khẩu ròng trải qua 2 giai đoạn: khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng tiền nước ngoài xuất khẩu ròng tăng lên hay Cán cân thương mại được cải thiện, tổng cầu tăng tác động làm lạm phát tăng.
Tỷ giá tăng Xuất khẩu ròng tăng (Cán cân thương mại) Lạm phát tăng
Khi mức độ phá giá của một đồng tiền lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Ngược lại khi mức độ mất giá của đồng tiền thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Tuy nhiên trong môi trường kinh tế mở hiện nay, lý thuyết về mối quan hệ giữ tỷ giá và lạm phát này dường như không hoàn toàn đúng khi tại một số quốc gia như Mexico và Nhật, tăng tỷ giá không những không giảm được lạm phát, mà còn gây ra khủng hoảng tiền tệ hay làm nền kinh tế bị rỗi loạn từ lạm phát chuyển thành lạm phát như Nhật Bản. Nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (2006) cũng cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái lên lạm phát là không rõ ràng.
Tại Việt Nam, trong những thời kì khác nhau, mối quan hệ giữa tỷ giá ổn định giúp kiểm soát lạm phát tốt, những giai đoạn tỷ giá ổn định nhưng lạm phát vẫn tăng. Đầu thập kỷ 1990, Việt Nam nỗ lực kiểm soát hiện tượng lạm phát phi mã nhằm ổn định tình hình kinh tế, áp dụng chính sách tỷ giá cố định tương đối vào USD là hợp lý khi lạm phát được kiểm soát tốt. Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực gắn liền với việc mất giá danh nghĩa của đồng VND, điều này có lợi vào thời điểm đó khi USD mất giá nên tốt cho thị trường không gây lạm phát, ổn định cho xuất khẩu. Chính sách kiểm soát tỷ giá tương đối cứng nhắc 2004 - 2008 cũng không thành công khi lạm phát tăng
dần qua các năm và đạt mức cao nhất trong năm 2008. Với mỗi thời kì phát triển kinh tế, chính sách tỷ giá cố định của nhà nước sẽ có hiệu quả trong việc hạn chế lạm phát, nhưng duy trì quá lâu cơ chế tỷ giả cố định bảo thủ này lại làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát tại nước ta.
Nguyên nhân hình thành lạm phát ở nước ta do 2 nhóm nguyên nhân tác động lên thông qua góc nhìn tỷ giá hối đoái đó là tăng lượng cung tiền và “nhập khẩu lạm phát”. Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO, mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tác trên thế giới, đã thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh mẽ. Làm cho nhu cầu VND tăng lên, tiền đồng tăng giá so với đôla Mỹ, do chính phủ muốn duy trì mức tỷ giá để tăng sức cạnh tranh thương mại của hàng hoá Việt Nam, NHNN bán nội tệ để mua vào ngoại tệ nhằm kìm hãm sự tăng giá của VND với USD. Tác nhân dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam làm tiền đồng tăng giá, buộc NHNN phải tăng cung tiền nội địa nhằm kìm giữ tỷ giá là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Trong giai đoạn 2007- 2008 khi dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ, không được trung hoà hiệu quả với lượng tiền nội tệ đã gây ra tác động trực tiếp lên nền kinh tế, làm tăng cung tiền và tổng phương tiện thanh toán khiến cho tình hình lạm phát trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên tác động này của tỷ giá lên lạm phát chưa rõ ràng như trong năm 2008, mặc dù tỷ giá ổn định nhưng lạm phát vẫn tăng rất cao 19,89%. Giải thích cho nguyên nhân này, theo một số chuyên gia chủ yếu bắt nguồn từ cung tăng và tín dụng tăng quá nóng, nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kì 2007 -2008 làm cho lạm phát ở Việt Nam tăng cao.
Hình 2.10. Lạm phát của Việt Nam qua các giai đoạn
Nguồn: NHNN
Chính sách tỷ giá hối đoái lúc chỉ là một phần trong chính sách tiền tệ mà NHNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế lạm phát. Vai trò của chính sách tỷ giá nhằm tác động lên lạm phát trong thời kì khủng hoảng và hậu khủng hoảng không thực sự rõ ràng, vì còn phải phụ thuộc vào cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, cũng như thay đổi xu thế nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Cần khẳng định rằng, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vẫn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, vì vậy một tỷ giá được điều tiết hiệu quả là điều kiện cấp bách nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.
Nguyên nhân thứ 2 do chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng cao. Trong thời điểm suy thoái kinh tế 2007-2008, đã chứng kiến những đỉnh cao mới về giá dầu, giá thép trên thế giới, gây sức ép lên nguyên
liệu đầu vào phục vụ sản xuất tại Việt Nam. Sự mất giá của đồng USD hay sự gia tăng giá tính bằng VND là nguyên nhân khiến chi phí sản xuất tăng lên, làm cho giá bán cũng phải tăng lên tương ứng để bù đắp cho chi phí. Mức giá tăng như vậy do hiện tượng “nhập khẩu lạm phát” từ nước ngoài vào Việt Nam, tình trạng nhập siêu của Việt Nam càng nặng nề hơn tạo áp lực lên cán cân thương mại, NHNN muốn ghìm giữ tỷ giá bắt buộc phải tăng cung tiền trong nền kinh tế. Cơ chế điều hành tỷ giá cố định không chỉ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu mà còn khiến cho tình hình lạm phát càng ngày càng trầm trọng thêm do mức giá cả tăng (chi phí sản xuất tăng) và lượng cung tiền lớn đổ ra nhằm ổn định tỷ giá. Năm 2009, kinh tế toàn cầu suy giảm. giá cả thế giới giảm đã làm giảm áp lực lạm phát tại Việt Nam xuống còn 6,88%. Việt Nam nhập khẩu hàng hoá không thể tự kiểm soát những biến động trên thị trường giá cả thế giới, nên để hạn chế nguồn gốc “lạm phát” từ nhân tố này, bản thân chúng ta phải có chính sách điều hành tỷ giá tăng tính linh hoạt cho từng giai đoạn biến động kèm theo đó là công cụ tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro trên thị trường thế giới.