Khuyến nghị chế độ tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 68 - 72)

B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ

3.2.1.Khuyến nghị chế độ tỷ giá hối đoái

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh gắn liền với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, xét theo bối cảnh tình hình thế giới sau khủng hoảng khi USD đang dần suy yếu và đánh mất vị trí độc tôn của mình so với các ngoại tệ khác thì tỷ giá hối đoái chính thức nên được gắn liền với một rổ ngoại tệ thiết lập theo tỷ trọng thương mại và đầu tư. Theo đó, giá trị Việt Nam đồng sẽ được định giá thông qua quan hệ cung cầu và xu hướng biến động của các ngoại tệ mạnh trên thị trường như đô la Mỹ, đồng Euro, nhân dân tệ, yên Nhật…hoặc với ngoại tệ của các bạn hàng lớn có quan hệ thương mại lâu dài với Việt Nam, từ đó tác động tích cực tới cán cân thương mại và cán cân thanh toán.

Tiếp tục tiến hành thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái song song (thị trường chợ đen), tiến tới thống nhất thành một tỷ giá. Linh hoạt điều chỉnh tỷ giá thống nhất này, dần dần thả nổi để giúp đồng nội tệ hoàn toàn có khả năng chuyển đổi tới đa dạng các ngoại tệ khác, tránh tình trạng nền kinh tế bị đô la hóa, đầu cơ tích trữ ngoại

tệ gây mất cân bằng cung cầu ngoại hối.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay khi mà tất cả các nền kinh tế ít nhiều đều ảnh hưởng lẫn nhau, là một nền kinh tế nhỏ, Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng của xu hướng chung là thống nhất tỷ giá và chuyển dịch mạnh sang cơ chế tỷ giá thả nổi của các nền kinh tế mới nổi. Thêm vào đó, nhìn vào thực trạng Việt Nam giai đoạn vừa qua thì thấy rằng, mặc dù áp dụng cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh biên độ, tình trạng lạm phát và nhập siêu vẫn luôn ở mức báo động, VND vẫn liên tục mất giá và dự đoán vẫn sẽ mất thêm trong năm 2010.

Xét trong tiến trình lịch sử, thời kì hậu khủng hoảng vẫn luôn là thời điểm thích hợp nhất cho một sự chuyển đổi mạnh mẽ. Vậy, Việt Nam có nên tiếp tục giữ cơ chế neo tỷ giá như cũ hay tiến hành thả nổi?

Những quan điểm theo đường lối bảo thủ cho rằng, Việt Nam không những nên giữ vững định hướng cơ chế của Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừa qua mà còn có thể quay hẳn về neo cứng tỷ giá hối đoái. Việc cố định tỷ giá hối đoái là một động lực lớn giúp cho nền kinh tế ổn định, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể dễ dàng lập kế hoạch, tính toán giá cả, thúc đẩy thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong những lĩnh vực cần máy móc, công nghệ cao để phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta. Bên cạnh đó, cơ chế neo cố định còn giúp cho Việt Nam đồng trở thành một ngoại tệ mạnh và hạn chế tối đa tình trạng đô la hóa nền kinh tế.

Mặt khác, những quan điểm theo đường lối mới lại nghĩ rằng, việc neo cố định tỷ giá rốt cuộc cũng chỉ làm được với tỷ giá danh nghĩa, còn tỷ giá thực tế sẽ ngày càng chuyển động ra xa tỷ giá danh nghĩa. Cho dù có neo cố

định, thì cũng chỉ là neo cứng với đô la mà thực chất nền kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà suy yếu, bộc lộ rất nhiều bất cập, đồng đô la cũng không còn giữ vững vị trí độc tôn so với các đồng tiền khác trên thế giới như Euro, Nhân dân tệ hoặc Yên Nhật nữa. Còn nếu trong trường hợp, đồng đô la lên giá, hàng hóa Việt Nam vì thế cũng trở nên đắt tương đối so với các nước khác trong khu vực và trở nên kém hấp dẫn.

Do vậy, chúng tôi nghiêng về khuyến nghị Việt Nam nên xây dựng một cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết của NHNN. Tỷ giá sẽ hoàn toàn được xác lập trên cơ sở mức cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường, NHNN sẽ không áp đặt bất kì mức giá hay biên độ nào. Tuy nhiên, trong những trường hợp biến động không hợp lý, thái quá, NHNN sẽ can thiệp thông qua các công cụ thị trường mở, kiểm soát dòng tiền…

Đa số các nền kinh tế mới nổi hiện nay như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines…và ngay cả Việt Nam cũng mới chỉ nên dừng lại ở cơ chế thả nổi có điều tiết vì nền kinh tế vẫn còn tương đối non yếu, phụ thuộc nước ngoài nhiều, hệ thống tài chính, tiền tệ chưa hoàn chỉnh, kinh tế vĩ mô bất ổn, các cơ chế chính sách còn nhiều bất cập và có độ mở thị trường cao. Nếu thả nổi hoàn toàn, Việt Nam rất dễ tổn thương bởi những cú sốc từ sự đột biến tỷ giá, rối loạn thương mại và khủng hoảng kinh tế thế giới, càng làm cho nền kinh tế trở nên chông chênh hơn.

Như đã được chứng minh, cơ chế thả nổi có điều tiết đem lại nhiều lợi ích hơn cơ chế neo tỷ giá, tuy nhiên, vấn đề cốt lõi đặt ra là liệu Việt Nam đã thực sự sẵn sàng cho sự chuyển mình này hay chưa. Việt Nam đã tiến hành mở cửa và thị trường hóa nền kinh tế từ năm 1986, sau 24 năm, hầu hết tất cả mọi sản phẩm trong nền kinh tế đều được định giá và phân phối dựa trên quy luật cung cầu thị trường. Việt Nam cũng đã là thành viên của WTO, đang

từng bước phá bỏ hoàn toàn các rào cản bảo hộ và tăng cường hội nhập. Thêm vào đó, Việt Nam còn có sự tự chủ về mặt kinh tế, không quá bị lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào nên việc thả nổi tỷ giá sẽ không khiến Việt Nam bị tác động trầm trọng bởi các khủng hoảng tiền tệ từ các nước khác.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn tương đối nhiều hạn chế mà chúng tôi khuyến nghị cần thiết phải đựơc cải thiện trước khi tiến hành chính thức chuyển đổi cơ chế tỷ giá hối đoái. Thứ nhất, cần phải có một cơ sở hạ tầng hoàn thiện để xây dựng cơ chế trên đó, chính là thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối cần phải được hiện đại hóa trong cách thức giao dịch, đa dạng hóa các công cụ, sản phẩm, trong đó một phần rất quan trọng là thị trường phái sinh. Thị trường các công cụ phái sinh liên quan tới ngoại hối hiện nay ở Việt Nam hầu như chưa hình thành. Nó là một phần tất yếu của cơ chế tỷ giá thả nổi với tác dụng “chắn” rủi ro cho các thành viên tham gia thị trường. Thị trường ngoại hối đơn giản vẫn chỉ là những giao dịch mua bán ngoại tệ trực tiếp, NHNN vẫn chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù hình thành từ rất lâu đời nhưng thị trường ngoại hối vẫn còn rất non yếu, chưa có tính bùng nổ và phổ quát như thị trường chứng khoán.

Vấn đề trọng yếu thứ hai là ngay sau khi thả nổi tỷ giá, liệu VND có ngay lập tức bị mất giá hoặc phá giá hay không. Liệu hệ thống tiền tệ Việt Nam có còn duy trì được sự ổn định cần thiết? Do vậy, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận toàn diện cho hệ thống tiền tệ để việc chuyển đổi diễn ra trơn tru, không sốc. NHNN lúc này có thể sử dụng 2 phương thức cơ bản để ổn định hệ thống tiền tệ, một là kiểm soát nguồn cung tiền, hai là kiểm soát tình trạng lạm phát. Đối với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, kiểm soát triệt để tình trạng lạm phát là điều tương đối khó thực hiện. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị chú trọng phương thức kiểm soát nguồn cung tiền.

Quá trình thả nổi tỷ giá có thể tuần tự tiến hành theo 3 bước cơ bản:

+ Bước 1: Nới lỏng các biện pháp quản lý hành chính cưỡng chế, dần dần chuyển sang các công cụ gián tiếp mang tính thị trường

+ Bước 2: Thả nổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối, thường xuyên can thiệp để làm mềm sự dao động.

+ Bước 3: Thả nổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối, can thiệp tối thiểu trong những trường hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 68 - 72)