Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 77 - 78)

B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ

3.3.2.3.Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba

Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomo và Ohno xây dựng vào năm 1999 (còn được gọi là khủng hoảng kép tiền tệ - ngân hàng) với các dấu hiệu, điều kiện đặc trưng cơ bản sau:

- Không loại trừ một quốc gia nào

- Giai đoạn đầu: luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào rất mạnh mẽ, cầu nội tệ tăng cao, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, thặng dư cán cân thanh toán, tín dụng tăng trưởng nhanh, hoạt động đầu tư nở rộ, sản xuất dư thừa. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.

- Giai đoạn hai: Các dòng vốn đầu tư ngắn hạn chuyển dịch mạnh sang các lĩnh vực ngoài sản xuất, các thị trường chứng khoán, bất động sản…tăng nóng. Bong bóng kinh tế hình thành

- Giai đoạn ba: Bong bóng vỡ, thị trường bất động sản, cổ phiếu sụt giảm nhanh chóng và đóng băng. Vốn đầu tư nước ngoài bị rút về ồ ạt. Cán cân thanh toán, cán cân vãng lai thâm hụt trầm trọng.

- Hiệu quả các hoạt động đầu tư vào các dự án dài hạn yếu kém.

- Mất cân đối tài sản Nợ - Có trong hệ thống ngân hàng, ngân hàng nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và cho vay bằng nội tệ quá nhiều, nới lỏng tín dụng, cho vay ồ ạt dưới chuẩn.

Cuộc khủng hoảng kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á 1997 (tiêu biểu Thái Lan, Singapore…) là những ví dụ điển hình của mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba với hệ quả là tài sản ròng các ngân hàng sụt giảm mạnh dẫn tới phá sản hàng loạt, đồng nội tệ bị phá giá, tín dụng thắt chặt đe dọa các ngành sản xuất kinh doanh. Khủng hoảng ngân hàng – Khủng hoảng tiền tệ - Khủng hoảng kinh tế tạo thành cái vòng luẩn quẩn khó lòng thoát ra được.

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 77 - 78)