Khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 63 - 65)

B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ

3.1.2. Khó khăn và thách thức

- Bên cạnh những cơ hội sáng sủa kể trên, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức. Trong giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2009, do phải chống chọi với các tác động từ sự suy thoái, những vấn đề khó khăn căn bản nhất của kinh tế Việt Nam như bất ổn vĩ mô, môi trường kinh doanh yếu kém, cấu trúc kinh tế chưa hợp lý, sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân còn hạn hẹp, các chính sách điều hành chưa nhất quán và đồng bộ…vẫn chưa được chú trọng giải quyết. Những yếu tố này góp phần đáng kể vào việc chặn đà phục hồi kinh tế 2010 và về lâu về dài sẽ là một cản trở lớn kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

- Dự đoán trong giai đoạn tới, Việt Nam vẫn là nước có mức độ tăng trưởng tín dụng nóng. Việc mở rộng tín dụng có vai trò tích cực và trực tiếp trong tăng trưởng kinh tế tuy nhiên cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại, suy yếu đồng nội tệ, đô la hóa nền kinh tế….

- Trong năm 2010, Việt Nam vẫn sẽ phải tiếp tục chia sẻ những khó khăn chung với các nền kinh tế đang phát triển và trong giai đoạn chuyển đổi về các vấn đề thâm hụt cán cân thương mại, bội chi ngân sách, sụt giảm dự trữ ngoại hối. Điều này thường xuyên dẫn tới những bất ổn tiềm ẩn cho nền kinh tế, sói mòn những nỗ lực phục hồi. Nền kinh tế trở nên nhạy cảm với các biến động kinh tế toàn cầu.

- Các đường lối, chính sách nói chung ở Việt Nam hiện nay còn thiếu tính nhất quán, không hợp lý và mang tính ngắn hạn. Yếu tố tăng trưởng GDP

được đặt lên hàng đầu thay vì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này cực kì nguy hiểm trong dài hạn và có khả năng để lại những tác động lâu dài.

- Sự bất bình đẳng về mặt chính sách giữa 2 khu vực Nhà nước và tư nhân vốn là điểm rất đáng chú ý tại Việt Nam lại được thể hiện khá rõ ràng trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua. Gói kích cầu và hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ đã tạo được đà trỗi dậy cho các tập đoàn, công ty Nhà nước trong khi khu vực tư nhân vẫn đang chật vật tìm sự hỗ trợ và hướng đi hồi phục. Các tập đoàn Nhà nước này giờ đây đã tạo dựng được suy nghĩ trong dân chúng rằng dường như họ mới chính là đầu tầu, là chỗ dựa vững chắc đưa cả nền kinh tế phục hồi. Xét về mặt lâu dài điều này sẽ gây nguy hại tới khu vực tư nhân, bóp méo quá trình phân bố nguồn lực, đẩy khu vực tư nhân vào thế phải lệ thuộc, biến dạng nền kinh tế thị trường, giảm thiểu sự linh hoạt trong tiến trình hội nhập quốc tế. Xét cho tới cùng, nền kinh tế sẽ khó có khả năng phục hồi toàn diện.

- Sau một giai đoạn dài trầm lắng của thị trường chứng khoán Việt Nam, năm 2010 được kì vọng là năm có nhiều dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi và tăng trưởng mới. Tuy vậy, các nhà kinh tế cũng đặt ra một mối lo ngại khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào chủ yếu cho các kênh chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các dòng vốn này thường mang tính ngắn hạn, đột biến, dễ vào dễ ra làm nền kinh tế dễ rơi vào trạng thái đổ vỡ. Việc ngăn chặn những dòng vốn có tính chất này vào Việt Nam không còn là điều đơn giản và nằm dưới sự điều hành của NHNN khi Việt Nam đã ra nhập WTO, thị trường tài chính được từng bước tự do hóa. Vấn đề cấp thiết trong các chính sách tiền tệ 2010 là phải mở rộng cửa đón các dòng tiền đầu tư nhưng cũng phải thanh lọc, giám sát chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, hạn chế tình trạng đầu cơ và những bất lợi tới nền kinh tế đang phục của Việt Nam.

- Thị trường hàng hóa Việt Nam vẫn bị chiếm hữu phần lớn bởi các hàng hóa ngoại nhập, tâm lý “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” chưa được cải thiện đáng kể, thị trường nội địa chưa được chú trọng. Có một thực tế tồn tại rằng, trong khi các nhà sản xuất Việt Nam để ngỏ thị trường nội địa cho nước ngoài làm mưa làm gió thị họ lại đang rất chật vật tìm kiếm và cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, chống đỡ với khủng hoảng và đau đầu với tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w