Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 48 - 54)

B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ

2.3.1.Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại

Khi các nền kinh tế mở cửa, hợp tác kinh doanh, các chủ thể kinh tế được tự do thông thương, tạo ra một thị trường kinh tế rộng lớn đa dạng về chủng loại, thành phần tham gia cũng như giá cả cạnh tranh. Các doanh nghiệp của nền kinh tế này có thể mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất với chi phí thấp hơn, và các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội bán sản phẩm sang thị trường có mức sinh lời cao hơn.

tế thế giới WTO năm 2006 đã mang tới cho Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều hơn tạo sức bật cho nền kinh tế phát triển. Bên cạnh cơ hội cũng là thách thức lớn về sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước ngay trên sân nhà, tình trạng phát triển quá nóng của nền kinh tế, đặc biệt thâm hụt thương mại quá lớn và kéo dài. Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ, chú trọng vào xuất khẩu, với nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài tới 70% (nhập khẩu để xuất khẩu), tạo ra sức ép lớn lên cán cân thương mại cũng như khả năng cạnh tranh thương mại của hang hóa Việt Nam.

Tình trạng thâm hụt thương mại lớn và kéo dài từ cuối những năm 1990, càng trở nên trầm trọng sau khi gia nhập WTO, nhập siêu của Việt Nam đã tăng vọt lên 18 tỷ USD năm 2008. Năm 2009, do nền kinh tế thế giới suy giảm, tốc độ giảm của nhập khẩu mạnh hơn xuất khẩu giúp nhập siêu đã giảm xuống 12,3 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2010, mức nhập siêu khoảng 4,7 tỷ đôla, tương đương 23% kim ngạch xuất khẩu.

Cán cân thương mại của Việt Nam luôn thâm hụt kéo dài qua các năm, bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ thực trạng sản xuất trong nước qua các thời kỳ, mà còn do chính sach tỷ giá hối đoái cứng nhắc không được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước góp phân làm trầm trọng hơn cán cân thương mại.

Cơ chế tỷ giá thả nổi cho rằng nhờ thả nổi nên tỷ giá luôn được điều chỉnh theo cung cầu thị trường, đảm bảo cân bằng thường xuyên trên thị trường nhờ đó đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán. Một quốc gia thâm hụt cán cân vãng lai sẽ làm cho nội tệ giảm giá, kích thích xuất khẩu giảm nhập khẩu, cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng. Ngược lại, khi cán cân vãng lai thặng dư, nội tệ tăng giá làm giảm xuất khẩu tăng nhập khẩu. Bởi

vậy, cơ chế tỷ giá thả nổi luôn đảm bảo cung cầu một đồng tiền.

Như trong nghiên cứu của VEPR chỉ ra rằng, dưới cơ chế tỷ giá thả nổi Thái Lan đã giải quyết khá tốt vấn đề nhập siêu lớn năm 2005. Nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi nên đồng baht mất giá, nhập siêu giảm. Giai đoạn 2006 – 2007, khi Thái Lan xuất siêu lớn, giá trị đồng baht tăng giá rấ nhanh. Chính nhờ cơ chế thả nổi tỷ giá như vậy, mà Thái Lan kiểm soát rất tốt cán cân thương mại luôn dao động quanh trạng thái +/-2 tỷ USD.

Hình 2.8. Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan

Nguồn: VEPR, BOT

Nhìn vào thực trạng của Việt Nam trong bối cảnh trước khủng hoảng, sau khủng hoảng, sự cứng nhắc và điều chỉnh chậm tỷ giá hối đoái làm trầm trọng them tình hình thâm hụt cán cân thương mại tại Việt Nam. Chính sách tỷ giá cố định nặng nề về quản lý tỷ giá danh nghĩa, ít quan tâm đến tỷ giá

thực (tỷ giá tác động khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu).

Tỷ giá thực tế ở Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 1997 – 2003, khá sát với tỷ giá thực tế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khá tốt trong giai đoạn này, một phần do tỷ giá hiệu quả thực tế đã giảm và duy trì ở mức khá cân bằng so với mức tỷ giá thực. Giai đoạn này cũng chứng kiến mức nhập siêu xoay quanh 2 tỷ USD, thậm chí năm 2001 nhập siêu chỉ còn 1 tỷ đôla . Chính việc duy trì tỷ giá cố định quá cứng nhắc và mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường ngoại hối, làm cho sự khác biệt giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá danh nghĩa càng ngày càng lớn gây tác động lên mức nhập siêu trong giai đoạn 2007-2009 nặng nề hơn.

Tỷ giá được giữ tại mức 16000 VND/USD từ năm 2006 đến nửa đầu năm 2008, kết hợp với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho diễn biến nhập siêu của Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp hơn. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa vào tháng 8/2008 giúp cho tình trạng nhập siêu cải thiên đáng kể. Trên cơ sở lý thuyết, khi tình trạng nhập siêu được cải thiện, tỷ giá có xu hướng giảm giá để tự điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán, thực tế ở Việt Nam chứng minh ngược lại khi tỷ giá vẫn tiếp tục tăng mạnh trong khi nhập siêu đã giảm đáng kể so với năm 2008.

Mỗi khi nền kinh tế gặp những biến động mạnh như khủng hoảng 2008, chính sách tỷ giá được NHNN điều tiết tăng tỷ giá danh nghĩa, tăng biên độ dao động, làm hạn chế tác động tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam. Khi nền kinh tế khôi phục trở lại và tăng trưởng ổn định, NHNN tiếp tục can thiệp nhằm cố định tỷ giá trong năm 2009, 7 tháng đầu năm, nhập siêu trở thành mối lo chính cho các nhà quản lý. NHNN đã thay đổi tỷ giá, tăng lên mức 17940 VND góp phần làm giảm gánh nặng lên cán cân thương mại, kết thúc

năm 2009 nhập siêu giảm xuống còn 12,3 tỷ USD.

Hình 2.9 Tỷ giá danh nghĩa và cán cân thương mại Việt Nam theo tháng

Nguồn: NHNN, Tổng cục thống kê

Tỷ trọng nhập siêu của Việt nam năm 2009, nhập nguyên nhiên vật liệu chiếm tới 61,3% trong khi máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 29,5%. Trong 4 tháng đầu năm 2010, nhập siêu ước tính 4,7 tỷ USD (nhập khẩu máy móc, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2008). Lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2009, 21.482 tỷ đôla tăng 30% so với năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng, suy giảm nguồn vốn FDI và cạnh tranh gay gắt, chứng tỏ sức hút của thị trường việt nam với nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn rất lớn. Năm 2009, khi cả nước nhập siêu 12 tỷ đôla thì khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỷ đôla, nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Khu vực kinh tế trong nước chưa thể phục hồi so với năm 2009 (giá trị xuất khẩu chỉ bằng 89,3% so với cùng kỳ) thì thành tích xuất khẩu tháng 4

chủ yếu được đóng góp từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ước tăng 31,9%). Trong bối cảnh hậu khủng hoảng, vai trò của các doanh nghiệp vốn nước ngoài tác động lớn đến nền kinh tế nói chung, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Kèm theo sự phát triển của doanh nghiệp FDI là bài toán về nhập siêu của Việt Nam, chủ yếu nhập máy móc và nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài, nhập khẩu với giá trị nhập khẩu tăng 44,2%. Câu chuyện về FDI, một ví dụ điển hình cho mối quan hệ tăng trưởng - nhập siêu của Việt Nam, khi chưa có nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất đạt tiêu chuẩn cũng như trình độ phát triển công nghệ còn thấp, nhập siêu là một yếu tố tất yếu. Cơ hội sau khủng hoảng của Việt nam rất khả quan khi dòng vốn nước ngoài vẫn đổ vào Việt Nam hỗ trợ cho nền kinh tế, NHNN nhà nước cần đưa ra cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, kiểm soát tình trạng nhập siêu ở mức cho phép khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, sự ra vào ồ ạt của doanh nghiệp nước ngoài.

Thực trạng nền kinh tế Việt nam luôn trong trạng thái “nhập siêu” là điều không thể tránh khỏi, do nước ta là nước đang phát triển đòi hỏi đầu tư cao về nguồn vốn, trang thiết bị máy móc. Tăng trưởng kinh tế càng cao thì nhập khẩu càng lớn. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu của các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái tác động lên cán cân thương mại của Việt Nam, bên cạnh đó còn những nguyên nhân khách quan như tính chất nền kinh tế Việt Nam, khả năng điều tiết của Chính phủ làm cho tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại ngày càng trầm trọng hơn và chưa có cách giải quyết hữu hiệu. NHNN cần giải quyết những vấn đề này thông qua các chính sách nhất quán, biện pháp điều chỉnh hợp lý không mang tính giật cục, tạo ra những cú “ shock” cho nền kinh tế như trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009.

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 48 - 54)