B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ
3.2.2. Khuyến nghị chính sách hỗ trợ điều hành cơ chế tỷ giá
- Thu hẹp dần khoảng cách giữa lãi suất huy động/ cho vay bằng đồng nội tệ và ngoại tệ dựa trên tình hình thực tiễn cung cầu trên thị trường quốc tế. Một mặt vẫn phải giữ được tính hấp dẫn của lãi suất ngoại tệ để thực hiện chiến lược thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng mặt khác phải kìm hãm tình trạng đô la hóa trong hệ thống ngân hàng, nguyên nhân gây bất ổn tỷ giá hối đoái. Khoảng cách chênh lệch này phải dựa trên sự đánh giá các rủi ro tín dụng và kì vọng biến động tỷ giá, góp phần tích cực giúp NHNN tránh phải sử dụng các công cụ chính sách cưỡng ép khác tham gia trực tiếp vào thị trường ngoại hối như nghiệp vụ thị trường mở, quỹ dự trữ bình ổn ngoại hối….
- Kiểm soát chặt chẽ, kip thời và đầy đủ các luồng ngoại tệ ra vào nước ta thông qua một hệ thống thông tin hiện đại, chính xác, tạo dựng các cơ sở dữ liệu chuẩn về quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường giúp NHNN có những điều chỉnh chính sách kịp thời, hợp lý. Thực hiện nghiêm ngặt các chính sách quản lý ngoai hối, tiết kiệm triệt để việc sử dụng ngoại hối.
- Thống kê và quản lý chặt chẽ tất cả các khoản nợ bằng ngoại tệ của nền kinh tế đặc biệt trong hệ thống ngân hàng. Các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn
của doanh nghiệp, phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp bằng ngoại tệ.
- NHNN không ngừng tăng cường vai trò và khả năng trong công tác quản lý Quỹ dự trữ và bình ổn thị trường ngoại hối, làm sao để sử dụng hợp lý và tối đa hiệu quả nhằm tập trung và khai thác hết nguồn lực của quỹ trong vai trò ổn định và phát triển kinh tế nói chung. Thêm vào đó, NHNN cần phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao liên quan tới ngoại hối để hỗ trợ cho sợ phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Kết hợp chặt chẽ với Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan để đưa ra các chính sách quản lý đồng bộ, nhất quán liên quan đến vấn đề ngoại hối như kích thích xuất khẩu, kiềm chế nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các dòng kiều hối, hỗ trợ cho sự bình ổn của thị trường ngoại hối….
- Đồng bộ hóa các chính sách ngoại hối với các mục tiêu, chính sách về lạm phát, lãi suất, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng GDP…và với các mục tiêu phát triển con người, ổn định xã hội.
- Chuẩn hóa các phương thức thống kê, kết quả các biến kinh tế vĩ mô để từ đó có cái nhìn đúng đắn và chuẩn xác về nền kinh tế Việt Nam để đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời, hợp lý.
- Khuyến khích sử dụng đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong các giao dịch thương mại như USD, EUR, Nhân dân tệ, Yên Nhật, Bath Thái, Đôla Singapo…tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một loại tiền nào đó đồng thời dễ dàng tạo lập sự cân bằng trong cung cầu ngoại tệ, cân đối và đa dạng hóa rổ tiền tệ của nền kinh tế.
- Tăng cường, bổ sung cho Quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN tương ứng với mức độ tăng trưởng GDP, tổng lượng thương mai quốc tế, tỷ lệ đô la hóa
và tổng lượng ngoại tệ đang lưu hành… tại Việt Nam. Sau đó, cơ cấu lượng dự trữ ngoại tệ một cách hợp lý theo hướng đa dạng hóa nhiều loại ngoại tệ mạnh chứ không chỉ tập trung vào một số ít hoặc riêng USD để giảm thiểu và phân tán đựơc các rủi ro tỷ giá.
- Củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các hoạt động để tạo điều kiện cho NHNN kết hợp, điều tiết giữa 2 khu vực thị trường nội – ngoại tệ một cách thông suốt.
- Tập trung hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái trong nước với các công cụ, loại hình giao dịch ngày càng phong phú để tạo điều kiện tăng cường các hoạt động trao đổi, mua bán, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, đảm bảo cân bằng cung cầu trên thị trường.
- Các cơ chế quy định chặt chẽ quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức tài chính, tín dung nhằm hoàn thiện thị trường ngoại hối và thực hiện các chính sách ngoại hối nói riêng và tiền tệ nói chung theo đúng định hướng Nhà Nước.
- Cân nhắc cẩn trọng tác dụng và tác hại của các biện pháp hành chính trước khi ban hành như nghiêm cấm mua bán ngoại tệ tự do trên thị trường, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải bán hết ngoại tệ cho nhà nước, không được phép niêm yết tỷ giá hối đoái tự do, tất cả các nghiệp vụ thanh toán ngoại hối phải thông qua kênh NHNN… Trong ngắn hạn, những chính sách này thường có tính bình ổn rất cao, tức thời. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn thường để lai những hậu quả nghiêm trọng vì sự khó khăn trong mua bán ngoại tệ thường dẫn tới nền kinh tế kém tính lưu động và môi trường đầu tư kém hấp dẫn.