Mức kỳ vọng thay đổi tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 59 - 60)

B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ

2.4.2. Mức kỳ vọng thay đổi tỷ giá hối đoái

Động cơ tăng tỷ giá của NHNN trong suốt giai đoạn 2008 – 2009, điều chỉnh biến động tỷ giá giảm bớt căng thẳng ngoại tệ và tình trạng găm giữ đôla trên thị trường ngoại hối. Tăng tỷ giá của NHNN tác động làm giảm kỳ

vọng về tăng tỷ giá, tăng tỷ giá kịp thời có tác dụng như một chiếc van giảm

sức ép lên thị trường ngoại tệ. Việt Nam là một đất nước có tỷ lệ “đôla hoá” cao, đồng đôla được lưu hành sử dụng đồng thời với nội tệ, trong hoạt động ngân hàng và chi tiêu hàng ngày, tăng hoạt động đầu cơ trên thị trường tự do. Bởi vậy, động thái tăng tỷ giá của NHNN đã giảm tình trạng găm giữ đôla trên thị trường đáng kể, tỷ giá trên thị trường tự do và chính thức trở lại gần ngang bằng nhau, lượng cung trên thị trường ngoại tệ tăng lên. Khi lượng cung ngoại tệ tăng lên làm tăng tỷ giá hối đoái.

2.4.3. Lạm phát

Lạm phát luôn là nhân tố tác động lên sự tin tưởng của người dân vào đồng nội tệ, ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ giá. Do VND được neo tỷ giá với đồng USD trong suốt một thời gian, nhưng NHNN lại không điều chỉnh linh hoạt mức tỷ giá giữa 2 đồng tiền, tăng tỷ giá nhằm phản ánh mức chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ gây bất lợi cho nền kinh tế. Thực tế lạm phát của Việt nam trong 3 năm qua 2007-2009 biến động khá mạnh (12,68% - 2007, 19,89% -2008, 6,88% - 2009) trong khi lạm phát của Mỹ dao động quanh 2%

mỗi năm. Với thực trạng như vậy, đáng lẽ NHNN phải thực hiện việc điều chỉnh tỷ giá từ lâu nhưng do chính sách điều hành cứng nhắc làm cho tiền đồng bị định giá cao gây nhiễu lên hoạt động kinh tế. Bởi vậy, việc điều chỉnh tỷ giá tăng trong thởi điểm 2008, 2009 và 2/2010 là cần thiết để xác lập lại sự cân bằng giữa VND và USD.

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w