Cán cân thương mại

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

B ng 2 C c ht giá ca Vi tNam theo thi gian, 1989-2009 ệờ

1.4.3.Cán cân thương mại

Cán cân thương mại là chênh lệch giữa kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia. Lượng cung tiền (nội tệ) bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu, khi nhập khẩu hàng hóa làm tăng cầu ngoại tệ, cá nhân hay doanh nghiệp nhập khẩu bán nội tệ để mua ngoại tệ thanh toán cho đối tác nước ngoài, tăng cung nội tệ trên thị trường ngoại hối. Xét từ góc độ cán cân thương mại, đường cung tiền của một nước bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu của quốc gia đó. Lập luận tương tự, khi một nước xuất khẩu hàng hóa làm phát sinh nhu cầu về đồng tiền của nước này bởi những nhà nhập khẩu để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Do đó, đường cầu tiền tệ của một nước hình thành từ đường cung xuất khẩu của nước đó.

Mối quan hệ giữa giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái của quốc gia đó, các yếu tố tác động làm tăng xuất khẩu hay nhập khẩu đồng thời tác động lên tỷ giá hối đoái. Nếu một nước có thặng dư thương mại, xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, làm cho đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá.

Ngoài những yếu tố trên tác động đến tỷ giá hối đoái, trong môi trường kinh tế mở hiện nay, như tình trạng nợ công tại các quốc gia trên thế giới, những khoản tính dụng cho chính phủ hoặc các doanh nghiệp nhà nước vay. Khả năng trả nợ, thanh toán nợ đáo hạn của một quốc gia, là một phần quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định xem có đầu tư vào nước đó hay không. Rủi ro vỡ nợ (defualt risk) càng lớn, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó càng kém đi, họ không có nhiều động lực muốn nắm giữ tài sản của nước đó, chính vì vậy làm cho giá trị đồng nội tệ giảm hay tỷ giá hối đoái tăng. Tại những đất nước mà bất ổn chính trị thường xuyên xảy ra

như Thái Lan, tác động xấu đến môi trường kinh doanh cũng như mất niềm tin về khả năng điều hành của chính phủ. Do đó giảm niềm tin vào đồng nội tệ, những bất ổn như vậy dẫn tới sự dịch chuyển của dòng vốn nước ngoài ra khỏi quốc gia, làm mất giá đồng nội tệ đe dọa mạnh tới phát triển kinh tế.

Có thể nói khi xét đến các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái, như lạm phát, lãi suất, hay cán cân thương mại,…Tại mỗi quốc gia sẽ có những tác động riêng dựa vào đặc thù của nền kinh tế nước đó, trong quá trình phân tích tác động chúng ta sẽ làm rõ từng yếu tố thông qua nền tảng kinh tế tại quốc gia đó để tìm ra căn nguyên chính cho sự biến động tỷ giá, và xây dựng biện pháp khắc phục sự bất ổn đó một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam (Trang 31 - 33)