II. Thu hỗ trợ từ TW 211.814 237.341 453.322 670.968 316,
3.1.2.1. Quản lý NSNN phải dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hộ
xã hội
Mục tiêu tổng quát nêu trên được cụ thể hóa thành định hướng phát triển các nhiệm vụ chủ yếu thuộc lĩnh vực tài chính là: Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống tài chính - tiền tệ, tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia, thực hành triệt để tiết kiệm; tăng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầu tư phát triển; duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội [10, tr. 263]
Thực hiện phương hướng cơ bản của Ban chấp hành Trung ương Đảng trên, phương hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi từ nay đến năm 2005 của Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi khóa XVI là: "… khai thác mọi tiềm năng, mọi nguồn lực trong tỉnh đồng thời tranh thủ thu hút ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống và giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội, kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh…"
[11, tr. 56], đồng thời xác định những mục tiêu trong lĩnh vực tài chính là: "Hoàn thiện chiến lược phát triển tài chính đến năm 2005 đạt 45 tỷ đồng, tăng bình quân 24%/năm, phấn đấu thu hẹp dần giữa thu và chi. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Thuế, Luật Ngân sách"…[11, tr. 67].
Mục tiêu của chiến lược tài chính giai đoạn 2001 - 2010 của tỉnh Quảng Ngãi gồm 4 nội dung là:
+ Phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và ổn định. + Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
+ Tạo môi trường thuận lợi, tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư và thực hiện tốt các chính sách xây dựng [38].
Trên cơ sở phương hướng chung đã nêu trên về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quản lý NSNN theo các quan điểm sau:
- Quản lý NSNN phải tuân thủ quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trước tiên, hoạt động của ngân sách phải có khả năng dự đoán ngân sách khoa học các xu hướng vận động hoặc triển vọng phát triển của lĩnh vực ngân sách nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, lường trước các thách thức, nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế, phân tích rõ bối cảnh kinh tế - xã hội, các xu hướng phát triển kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế. Cơ chế quản lý NSNN phải khoa học, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu kinh tế - xã hội từng vùng, từng thời kỳ. Các chính sách cụ thể về thu, chi ngân sách vừa dựa vào nền tảng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vừa thống nhất, đồng bộ xuyên suốt nội dung quản lý từ trung ương đến địa phương và trong nội bộ một cấp quản lý. Chính sách ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc theo luật NSNN nhưng phải có khả năng điều chỉnh phù hợp với những vấn đề mới nảy sinh của kinh tế - xã hội [31].
- NSNN phải động viên hợp lý ở mức cao nhất các nguồn lực của nền kinh tế - xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ động viên tạo ra nguồn lực mạnh để Nhà nước có điều
kiện thực hiện những nhiệm vụ chiến lược với việc thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất, đảm bảo tích tụ vốn trong doanh nghiệp, dân cư để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo tích lũy ngày một lớn. Thực hiện chủ trương vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng, trong những năm tới phải mở rộng quy mô và tốc độ huy động các nguồn vốn trong nước và nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân phối NSNN đảm bảo tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển, cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Thu trong nước không những phải đảm bảo chi thường xuyên và trả nợ mà còn phải dành một phần chi cho đầu tư phát triển. Chi cho đầu tư phát triển cơ bản cho hạ tầng kinh tế - xã hội, giành phần thích đáng lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, các chương trình mục tiêu quốc gia….Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện chiến lược con người, giải quyết những vấn đề chính sách xã hội, đáp ứng nhu cầu quốc phòng an ninh và quản lý nhà nước để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước [4].