II. Thu hỗ trợ từ TW 211.814 237.341 453.322 670.968 316,
2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế, tồn tạ
* Về tổ chức thực hiện quy trình ngân sách
Hệ thống pháp luật trong những năm qua tuy đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo ban hành luật và các văn bản dưới luật nhưng nói chung chưa đồng bộ. Luật pháp về tài chính ban hành thêm được một số luật thuế, trong đó đáng chú ý là Luật thuế GTGT, đối với Luật NSNN nhiều lĩnh vực chưa được đề cập, các văn bản dưới luật thiếu ổn định. Vì vậy, công cụ pháp luật chưa có hoặc chưa đầy đủ thì cơ sở pháp lý để thanh tra, kiểm tra xem xét kết luận đúng sai cũng như kiến nghị xử lý rất khó khăn.
Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu NSĐP do Trung ương quy định đến nay có những nội dung quá lạc hậu so với thực tế nhưng chưa được chỉnh sửa dẫn đến tình trạng thực tế ở các đơn vị chi tiêu vượt định mức, thoát ly chỉ tiêu kế hoạch dự toán đã lập ban đầu mang tính phổ biến. Do vậy, thước đo để làm công việc kiểm tra, thanh tra chưa có hoặc có thì chưa đủ căn cứ thực tiễn khoa học, do đó khó có thể dùng làm căn cứ kiểm tra, đánh giá.
Công tác kiểm tra, thanh tra là công tác rất phức tạp bị nhiều lực cản khác nhau. Đây là công việc được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo nhưng chưa đạt đến sự thống nhất cao hoặc trong chỉ đạo, giữa lời nói và việc làm khác biệt nhau, do đó khó thực hiện
có hiệu quả. Mặt khác, về năng lực, phẩm chất, kiến thức nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều mặt bất cập. Những chính sách đối với cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra (lương, thưởng) chưa thỏa đáng... cũng là yếu tố giảm chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra NSĐP.
Mặc dù Pháp lệnh thanh tra đã qui định rõ quyền hạn, trách nhiệm kết luận, xử lý của thanh tra nhưng chỉ mang tính hình thức, thực tế kết luận, xử lý phụ thuộc phần lớn vào sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan và bị ràng buộc bởi cơ chế tổ chức. Do vậy tính độc lập và trung thực của thanh tra chưa được phát huy đầy đủ, kết luận của thanh tra sẽ thiếu khách quan nếu người kiểm tra thiếu trung thực, sự chỉ đạo của người điều hành mang tính cá nhân, chủ quan, thiên vị...
Bởi nhiều lý do khác nhau, công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra còn chồng chéo lên nhau, gây phiền nhiễu cho các đơn vị cơ sở trong khi vẫn không đảm bảo được hiệu quả kiểm tra, kiểm soát. Hiện mới chỉ có thanh tra nội bộ của ngành tài chính, chưa có hệ thống kiểm soát thu đồng bộ và hiệu quả để kiểm soát quá trình thu, đơn vị nộp thuế, đơn vị hạch toán nguồn thu và đơn vị thu thuế.
Về kiểm soát chi ngân sách, mới dừng ở mức kiểm soát số lượng, chưa đặt vấn đề kiểm soát hiệu quả. Trách nhiệm của KBNN đang quá tải nên kiểm soát chi càng thiếu hiệu quả. Trong khi đó, kiểm toán nhà nước đang vận động theo xu hướng lấn sân, mở rộng quá nhiều đến kiểm soát trên địa bàn thực tế, chưa chú trọng đến kiểm soát qua hồ sơ báo cáo kế toán tài chính nộp tại cơ quan kiểm toán Nhà nước.
Kỹ thuật tổ chức hệ thống kiểm soát thu, kiểm soát chi NSNN và thanh tra tài chính còn chưa được tổ chức thống nhất đồng bộ nên luôn xảy ra tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, kiểm soát. Trong khi đó, chất lượng kiểm tra mới dừng lại ở tình thức hợp pháp hóa thủ tục chứng từ chi, chưa thực sự kiểm soát được các nghiệp vụ thu, chi diễn ra có đúng chế độ hay không.
+ Về duyệt và giao dự toán ngân sách chậm, gây khó khăn cho kiểm soát quản lý chi, tồn đọng quỹ NSNN và chi sai mục lục NSNN.
+ Thuộc về cơ quan tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước.
Trong khâu lập kế hoạch, không chú trọng đến nguyên tắc lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên, kế hoạch được lập mang tính chủ quan, khả năng thực thi rất hạn chế. Việc chấp hành chi ngân sách thì cố gắng gò ép, chế biến ghi chép, phản ánh theo từng chi tiết của các chỉ tiêu kế hoạch. Số liệu quyết toán thường là điều chỉnh theo ý muốn chủ quan, nhằm "làm đẹp" số liệu trước khi trình duyệt.
+ Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành có liên quan trong công tác kiểm soát chi NSNN còn rất hạn chế. Việc thực hiện Luật NSNN của nhiều cơ quan, đơn vị thiếu tự giác, đây là yếu tố khó khăn cho việc quản lý chi NSNN.
+ Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng công tác quản lý trong điều kiện hiện nay.
+ Công tác thanh tra của cơ quan tài chính chưa thường xuyên, tác dụng của thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý ngân sách.
* Về phân cấp quản lý ngân sách
+ Tình trạng chồng chéo trong phân cấp quản lý NSNN giữa cơ quan tài chính và KBNN. Đơn vị thụ hưởng ngân sách tìm cách đối phó với KBNN để tránh sự kiểm soát của KBNN cũng thường xuyên diễn ra.
+ Khả năng quản lý ngân sách ở nhiều đơn vị thụ hưởng ngân sách còn hạn chế, tổ chức hạch toán kế toán ngân sách yếu kém; nhiều cán bộ lãnh đạo không nắm được nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, nên có yêu cầu, chỉ đạo sử dụng kinh phí tùy tiện.
Chương 3
PHƯƠNG Hướng Và Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý
ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Ngãi