II. Thu hỗ trợ từ TW 211.814 237.341 453.322 670.968 316,
2.2.1.2. Chấp hành NSĐP
Sau khi NSĐP được các cơ quan quyền lực nhà nước địa phương thông qua bằng các nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND, việc chấp hành NSĐP được thực hiện thống nhất theo văn bản quy định của trung ương và chỉ chỉ đạo của UBND [3].
Hệ thống cơ quan thu (bao gồm cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền thu) chịu trách nhiệm xây dựng dự toán thu theo quí, năm; quản lý đôn đốc và trực tiếp tập trung các khoản thu NSNN theo quy định và nộp KBNN đầy đủ kịp thời.
Cơ quan KBNN thu toàn bộ các khoản thu NSNN, hạch toán thu và phân chia tỷ lệ phần trăm cho các cấp ngân sách theo qui định. Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ kê khai và nộp đầy đủ đúng chế độ các khoản thu cho NSNN.
Trong quá trình chấp hành ngân sách, cơ quan tài chính căn cứ vào kế hoạch thu của cơ quan thuế lập để lập dự toán thu, chi ngân sách hàng quí và chi tiết một số mục chi theo qui định. Các đơn vị dự toán hàng tháng, quí phải lập dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét cấp phát. Cơ quan KBNN cùng cấp có trách nhiệm kiểm soát và thanh toán chi trả [3].
Như vậy, HĐND các cấp có trách nhiệm giám sát UBND các cấp và các cơ quan chấp hành NSĐP.
Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính đến UBND các cấp chỉ đạo theo nguyên tắc mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành.
Hệ thống dọc ngành tài chính từ Bộ Tài chính các Sở Tài chính, hệ thống KBNN, hệ thống cơ quan thuế, Phòng Tài chính huyện là hệ thống cơ quan chuyên ngành có các thẩm quyền chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống ngang ở địa phương bao gồm các Sở Tài chính, các sở, ban ngành ở tỉnh, Phòng Tài chính với các ban, phòng ở huyện có chức năng giải quyết quan hệ giữa ngân sách các cấp với các đơn vị dự toán thuộc cấp mình, tổ chức xét duyệt dự toán, cấp phát, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách, quản lý chi tiêu của đơn vị theo đúng nguyên tắc chế độ tài chính nhà nước [7].