II. Thu hỗ trợ từ TW 211.814 237.341 453.322 670.968 316,
2.1.2.2. Đặc điểm tình hình chi ngân sách
Chi ngân sách hợp lý và có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra đối với các cấp ngân sách. Bởi vì, thông qua hoạt động này sẽ tạo môi trường kinh tế - xã hội để giải quyết công ăn, việc làm, cải thiện đời sống của dân cư, ổn định nền kinh tế.
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh duyên hải miền Trung có thu ngân sách nhỏ bé không cân xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Vì vậy, những năm qua Quảng Ngãi luôn được sự hỗ trợ của NSTW. Chi ngân sách tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.5: Tình hình chi ngân sách tỉnh ĐVT: triệu đồng Nội dung 1998 1999 2000 2001 Tỷ lệ (%) A 2 3 4 5 6=5/4 Tổng số chi NSĐP 359.977 403.552 658.230 793.850 220,52 I. Chi ĐTXDCB 81.377 105.687 124.383 249.777 306,93 Tỷ lệ % so với tổng chi 22,60% 26,18% 18,90% 31,46% -
II. Chi thường xuyên 276.526 295.765 532.540 542.774 196,28 Tỷ lệ % so với tổng chi 77,40% 73,82% 81,10% 68,54% Tỷ lệ % so với tổng chi 77,40% 73,82% 81,10% 68,54%
Trong đó:
1. Chi trợ giá 1.820 1.403 9.018 3.414 187,58 2. Chi sự nghiệp kinh tế 36.870 31.729 41.875 47.345 128,41 3. NCKH - CN 2.280 3.045 4.014 6.762 296,57 4. Y tế 25.909 37.163 43.030 42.449 163,83 5. Giáo dục 108.714 112.870 140.268 153.256 140,97 6. Văn hóa 11.140 9.440 22.735 14.746 132,36 7. Đảm bảo xã hội 9.260 10.420 17.578 24.658 266,28 8. Chi quản lý HC 42.721 55.398 85.076 71.023 166,24 9. An ninh quốc phòng 4.900 8.283 11.646 11.209 228,75
Qua số liệu trên cho thấy, tốc độ chi ngân sách hàng năm tăng cao. Nếu năm 1998 số chi là 359.977 triệu đồng thì năm 2001 số chi đạt 793.850 triệu đồng, tỷ lệ tăng
220,52%. Trong tổng số chi ngân sách thì chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 77,40% đến 68,54%; tuy nhiên, tỷ lệ này lại có chiều hướng giảm đều qua các năm. Ngược lại, chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng nhỏ (từ 22,60% đến 31,46%); nhưng tỷ lệ này lại có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Diễn biến này là phù hợp với sự phát triển của một tỉnh nghèo, điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn.
Nếu so sánh thu - chi ngân sách với GDP trong tỉnh thì mặc dù số thu hàng năm đều tăng, nhưng so với GDP thì tỷ lệ thu ngân sách giảm dần qua các năm (bảng 2.5). Năm 1998 tỷ lệ thu so với GDP là 7,67% thì đến năm 2001 tỷ lệ này là 7,00%. Ngược lại, chi ngân sách về XDCB thì tăng lên về số tuyệt đối và tỷ lệ trên GDP. Năm 1998 số chi là 81,371 triệu đồng, chiếm 3,34% GDP thì đến năm 2001 số chi là 249,777 triệu đồng, chiếm 7,73% GDP.
Bảng 2.6: Tỷ trọng thu - chi ngân sách trên địa bàn
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
1. GDP theo giá thực tế (triệu đồng) 2.430.038 2.748.421 2.920.179 3.229.475 2. Tổng thu NSNN (triệu đồng) 401.095 464.847 663.807 897.106 Trong đó:
- Thu NSNN trên địa bàn 186.554 196.213 210.485 226.138 Tỷ lệ % GDP 7,67 7,13 7,20 7,00 - Thu trợ cấp từ trung ương (triệu) 214.514 268.638 453.322 670.968 3. Tổng chi NSNN (triệu đồng) 359.977 403.552 658.230 793.850 Trong đó: chi XDCB 81.371 105.687 124.383 249.777 Tỷ lệ % GDP 3,34 3,84 4,25 7,73
Thực hiện chi trả thanh toán các khoản chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB qua hệ thống đầu tư phát triển nhanh chóng chính xác, chuẩn bị đầy đủ về vốn và tiền mặt để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội phục vụ việc chi trả cho các đối tượng chính sách. Công tác điều hòa vốn, tiền mặt và tổ chức thanh toán chi trả NSNN qua KBNN là một trong hai mặt quan trọng công tác quản lý chi NSNN.
Công tác quản lý thu - chi ngân sách xã bước đầu được triển khai, hầu hết các xã đều thực hiện thu - chi ngân sách theo cơ chế một cấp ngân sách hoàn chỉnh, thông qua công tác quản lý ngân sách xã đã giúp cho chính quyền địa phương nắm được tình hình tài chính của xã, từng bước đưa công tác thu chi đi vào nề nếp.
Tiếp tục hoàn thiện việc kiểm soát các khoản chi NSNN theo Luật NSNN qua hệ thống KBNN, thông qua công tác kiểm soát chi có thể từ chối cấp phát hoặc thanh toán. Công tác kiểm soát chi ngân sách của KBNN góp phần thực hiện tiết kiệm chi NSNN, nhưng quan trọng hơn là tạo ra được sự thay đổi cơ bản trong việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và kỷ luật chi tiêu công quỹ. Đồng thời qua việc phổ biến hướng dẫn cơ chế quản lý chi NSNN làm cho cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành không còn coi nhiệm vụ quản lý chi là công việc chỉ riêng của cơ quan KBNN, tài chính.
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng ngãi (1998 - 2001)