Về quy trình ngân sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi docx (Trang 59 - 61)

II. Thu hỗ trợ từ TW 211.814 237.341 453.322 670.968 316,

2.3.1.1. Về quy trình ngân sách

- Các chỉ tiêu ngân sách (từ khâu lập dự toán đến chấp hành và quyết toán) còn rất cồng kềnh, phức tạp; quá trình lập, xét duyệt, phê chuẩn ngân sách qua rất nhiều khâu, nhiều nấc, nhiều lần trong cùng một cấp, trong khi đó yêu cầu về thời gian lập và xem xét quyết định ngân sách lại rất ngắn. Một số chỉ tiêu ngân sách nhiều khi chỉ do thói quen mà không tính đến sự biến đổi và sự cần thiết hữu hiệu trong thực tế hoặc yêu cầu cấp dưới rất chi tiết và tính toán cụ thể cho từng loại chi, nhưng quá trình xét duyệt của cấp trên chưa được tính toán trên cơ sở khoa học và căn cứ vững chắc; một số chỉ tiêu mang nặng tính áp đặt chủ quan. Khi cấp phát kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách không sát với thực tế, nhưng lại bắt buộc các đơn vị sử dụng phải thực hiện đúng số cấp phát, không được làm theo nhu cầu thực tế. Các chỉ tiêu thu, chi ngân sách như: định mức chi hành chính quá lạc hậu, rất chậm sửa đổi các định mức chi cho sự nghiệp kinh tế chưa bản hành cho từng loại hình, các căn cứ xác định số thu chưa đầy đủ.

- Quyền hạn về phê duyệt ngân sách chồng chéo giữa Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương như: Quốc hội có quyền phê chuẩn dự toán NSNN bao gồm NSTW và NSĐP, nhưng theo Luật tổ chức HĐND và UBND thì HĐND duyệt dự toán NSĐP; hoặc thẩm quyền phê chuẩn quyết toán NSĐP là do HĐND địa phương, sau đó Bộ Tài chính tổng hợp trình Quốc hội thông qua. Như vậy, cùng một nội dung ngân sách địa phương lại có hai cơ quan càng quyết định, trên thực tế vai trò của chính quyền địa phương đặt vào thế bị động, phê chuẩn lại cái đã được cấp trên phê chuẩn.

UBND địa phương thường phải họp nhiều lần để xem xét sửa đổi hoàn chỉnh dự toán ngân sách trình HĐND cùng cấp. Thời gian họp HĐND để thảo luận và quyết định dự toán NSĐP có hạn, các đại biểu HĐND chưa được thông báo trước dự toán ngân sách để có đủ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tham gia ý kiến; mặt khác, sự hiểu biết về ngân sách của một số đại biểu lại có hạn và chưa đáp ứng yêu cầu.

- UBND địa phương điều hành chấp hành NSĐP trong tình thế bị động lúng túng, vì thu không đủ chi nên trông chờ vào ngân sách Trung ương, nguồn dự trữ lại thấp, cho nên việc chấp hành ngân sách nói chung của tỉnh luôn đặt trong tình trạng căng thẳng.

Thủ tục hành chính trong lập dự toán, cấp phát, thanh toán chi ngân sách còn phức tạp, phải qua nhiều công đoạn mới đến đơn vị sử dụng ngân sách. Hiệu quả quản lý ngân sách và tính hiệu quả sử dụng ngân sách còn hạn chế; thu ngân sách còn dàn trải, thiếu tập trung, không có trọng điểm, đôi khi quá chú ý vào nguồn thu nhỏ, tốn nhiều chi phí công sức, dư luận không, đồng tình. Chi ngân sách còn chứa đựng cơ chế "xin, cho", chịu sức ép phi tài chính trong khi điều hành.

- Tổ chức quy trình kế toán quỹ NSNN (ở KBNN), kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp chưa được đổi mới thích ứng theo yêu cầu quản lý NSNN trong nền kinh tế thị trường. Cách tổ chức hạch toán quỹ ngân sách hiện hành làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong điều hành của các cấp quản lý ngân sách địa phương như: quỹ ngân sách đã giảm ngay khi tiền chuyển về các đơn vị hành chính sự nghiệp, cho dù trên thực tế tiền vẫn chưa đi ra khỏi hệ thống KBNN; trong khi đó, KBNN không có khả năng báo cáo nhanh (hàng tuần) và chính xác tình hình tồn quỹ NSNN.

- Quy trình, thủ tục duyệt quyết toán của cơ quan tài chính còn mang tính chất hình thức và chưa thực chất.

HĐND chỉ căn cứ vào báo cáo quyết toán ngân sách do UBND đệ trình mà xét duyệt, không nghiên cứu thẩm tra kỹ và lại thường quyết toán ngân sách. UBND lại cơ bản căn cứ vào các báo cáo quyết toán của ngành chức năng mà thu thập không có ý kiến xử lý.

Quy định về kiểm toán quyết toán ngân sách còn bất cập như: thời điểm kiểm toán chưa quy định rõ ràng, có nhiều trường hợp cơ quan kiểm toán thực hiện kiểm toán và có ý kiến sau khi quyết toán đã được HĐND phê chuẩn.

Quyết toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách thường có tình trạng chế biến các mục chi để hợp pháp bảng quyết toán, những vấn đề này ít bị xử lý và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Hệ thống cơ quan thanh tra tài chính gồm Thanh tra Nhà nước, thanh tra ngành tài chính từ Bộ Tài chính đến Sở Tài chính, Thuế, KBNN luôn được quan tâm tăng cường cả về mặt tổ chức quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ; nhưng nhìn chung đều không làm hết chức trách, thanh tra, kiểm tra.

Công tác kiểm soát chi nhất là kiểm soát qua hệ thống KBNN bị động. Trong quá trình cấp phát ngân sách, ba cơ quan tài chính, KBNN và cơ quan chủ quản chủ yếu là kiểm tra ở khâu trước và trong khi xuất quỹ ngân sách; còn thực tế đơn vị thụ hưởng ngân sách chi tiêu như thế nào thì phải chờ quyết toán mới biết được, nhiều khoản chi thực hiện tính chất "khoán trắng" không có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi docx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)