Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi (200 2 2005)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi docx (Trang 67 - 74)

II. Thu hỗ trợ từ TW 211.814 237.341 453.322 670.968 316,

3.1.1.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi (200 2 2005)

2005)

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là:

Tăng trưởng nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người... [10, tr. 262].

Phương hướng, mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2005 là: phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa Quảng Ngãi trở thành tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển. Phát triển nông nghiệp toàn diện và vững chắc theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khôi phục những ngành nghề truyền thống mà tỉnh có lợi thế về nguyên liệu, lao động; góp phần cùng với Trung ương hình thành khu kinh tế Dung Quất và hoàn thành Nhà máy Lọc dầu số 1. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển khu công nghiệp Tịnh Phong và Quảng Phú, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động; cơ bản xóa hết hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo; nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Quảng Ngãi cần phải hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu:

- Về kinh tế: Thúc đẩy nhanh hơn nữa việc phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn

khoảng cách tụt hậu, đưa GDP bình quân đầu người tăng 45% so với năm 2000. Cụ thể: + Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 10 - 11%; phấn đấu GDP bình quân đầu người năm 2005 từ 280 - 300 USD. Nếu tính sản phẩm Nhà máy Lọc dầu số 1 thì tăng trưởng bình quân 18 - 19%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt từ 400 - 450 USD.

+ Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 5 - 5,55%/năm.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 18 - 19%. Nếu tính sản phẩm nhà máy lọc dầu số 1 thì tăng bình quân 41 - 42%/năm.

+ Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 9 - 10%/năm.

+ Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP giai đoạn 2001 - 2005

Chỉ tiêu ĐVT

Quảng Ngãi Toàn quốc

1996-2000 2001-2005 2001-2005 1. Tốc độ tăng trưởng % 8,56 10,5 7,5 2. Cơ cấu ngành trong GDP % 100 100 100 - Nông nghiệp - 41,92 34,5 20,5 - Công nghiệp, xây dựng - 21,58 30,5 385 - Dịch vụ - 36,50 34,5 41,5 3. Tỷ lệ động viên thuế/GDP % 7,8 11 19 4. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đ 5.075 28.000 840.000

- Về văn hóa xã hội:

+ Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh đẻ, tạo nhiều việc làm cho người lao động, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Phấn đấu mỗi năm giải quyết thêm việc làm cho 30 - 32 nghìn lao động.

+ Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa"; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động văn hóa, báo chí. Phấn đấu đến năm 2005 phủ sóng truyền hình đạt 85% toàn tỉnh.

+ Bảo đảm 100% xã có điện và có sử dụng điện thoại, bình quân đạt từ 3 - 3,5 máy/100 dân vào năm 2005.

+ Duy trì và phát triển ngành học, cấp học trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình trường, lớp; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo dục.

+ Đảm bảo nhu cầu điện, nước, đi lại, thông tin liên lạc; đáp ứng các điều kiện sống cơ bản của nhân dân, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

+ Phát triển mạng lưới y tế, phấn đấu 100% xã, phường có trạm y tế, nâng số trạm y tế có bác sĩ lên 90%.

+ Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

- Về an ninh quốc phòng:

+ Phát triển kinh tế phải đi đôi với củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh chính trị.

+ Giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước.

Để thực hiện được các mục tiêu này, Quảng Ngãi xác định 6 chương trình phát triển kinh tế - xã hội như sau:

+ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.

+ Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn gắn với sự phát triển các khu công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là khu công nghiệp Dung Quất.

+ Chương trình tổ chức sắp xếp, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh tế đối ngoại và tài chính tiền tệ.

+ Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chương trình phát triển các vùng kinh tế, gồm: Vùng đô thị và các khu công nghiệp; vùng đồng bằng ven biển và hải đảo; vùng trung du và miền núi.

+ Chương trình phối hợp với Nhà nước để tham gia quản lý phát triển khu công nghiệp Dung Quất.

Để thực hiện 6 chương trình nêu trên, những cơ chế, chính sách và giải pháp tài chính nhằm tạo động lực cho quá trình phát triển đã xác định; đó là:

- Tập trung nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách nhằm giải phóng sức sản xuất trong tỉnh, tranh thủ đầu tư ngoài tỉnh; tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế ở những vùng có cơ sở hạ tầng thấp kém, các lĩnh vực ít sinh lời, các ngành sản xuất thu hút nhiều lao động. Tập trung nghiên cứu vận dụng chính sách về thuế, giá thuê đất và thời gian cho thuê đất; chính sách trợ giá và chính sách khuyến khích một số mặt hàng do địa phương sản xuất và những mặt hàng do doanh nghiệp, cá nhân khác sản xuất tại địa phương.

- Phải xác định cơ cấu vốn đầu tư phát triển hợp lý theo hướng tăng cường khai thác, huy động GDP vào ngân sách Nhà nước để tạo vốn đầu tư phát triển; động viên các nguồn vốn trong nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với quan điểm vốn trong nước là yếu tố quyết định. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Trong thời gian đến, chính sách đầu tư của tỉnh cần ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào Dung Quất để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và

ngoài nước. Đồng thời phải chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chú trọng việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Chú trọng đa dạng hóa các hình thức tạo vốn; coi trọng việc nuôi dưỡng, mở rộng và phát triển các nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

- Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước; các nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế (ADB, WB, IMB…); nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA); vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước và các tổ chức tài chính khác; phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế trong tỉnh [9, tr. 185].

- Huy động các nguồn vốn từ trong nước.

+ Huy động vốn qua kênh NSNN: Cần xác định rằng đến thời điểm năm 2000 Quảng Ngãi vẫn còn thuộc tỉnh nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn mức bình quân chung cả nước, chưa tự cân đối ngân sách mà vẫn phải hưởng trợ cấp từ NSTW. Chiến lược thu ngân sách từ 2001 - 2010 dự kiến chia làm hai giai đoạn:

 Giai đoạn 2001 - 2005: Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến tăng bình quân 7% (giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng bình quân 4,1%).

 Giai đoạn 2006 - 2010: Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến tăng bình quân 10%.

Huy động có hiệu quả nguồn vốn qua kênh NSNN là điều kiện cơ bản để giải quyết các nhu cầu chi tiêu dùng thường xuyên, chi đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc huy động vốn qua các kênh NSNN phải dựa vào thuế, phí, lệ phí; phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia; từ vay nợ, ... trong đó thu thuế và phí vẫn là nguồn quan trọng nhất. Các nội dung chủ yếu của việc xây dựng chiến lược huy động vốn qua thuế, phí, lệ phí là:

 Trên cơ sở chính sách, chế độ thu được hoàn thiện và áp dụng thống nhất trong cả nước; tiến hành rà soát, nắm chắc các nguồn thu và các đối tượng có nghĩa vụ nộp

ngân sách để triển khai thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN; triệt để chống thất thu ngân sách.

 Theo tinh thần của Luật NSNN (Điều 25, điểm d), HĐND cần quy định rõ ràng và nhất quán các khoản thu phí, lệ phí, phụ thu áp dụng trong tỉnh, tránh tình trạng nhiều địa phương tự ý đặt ra các khoản thu trái quy định của pháp luật.

 Mở rộng diện áp dụng chế độ kế toán, thống kê, hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ ghi chép sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn để tạo điều kiện nắm chắc các hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định chính xác nghĩa vụ nộp ngân sách của từng đơn vị.

 Cần kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thu theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả, tăng cường hiệu lực của bộ máy. Chú ý công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách cho phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Ngoài ra, huy động vốn qua kênh NSNN còn có thể được thực hiện thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình... để tạo thêm nguồn vốn đầu tư cho các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh. Cần hoàn thiện cơ chế tổ chức và huy động cho phù hợp với tình hình thực tế của nhiều loại đối tượng, nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế cũng như việc hình thành thị trường chứng khoán trong tương lai. Trong những năm tới cần đặc biệt chú trọng đến việc huy động các nguồn vốn tiềm năng trong dân cư để đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh bằng cách đề nghị Chính phủ cho phép phát hành các loại trái phiếu công trình hoặc trái phiếu của chính quyền nhà nước ở địa phương.

+ Huy động vốn qua các tổ chức tài chính, tín dụng.

Các tổ chức tài chính, tín dụng vẫn là các trung gian vốn lớn nhất trong nền kinh tế trong những năm trước mắt cũng như lâu dài, do đó cần phải coi trọng và tăng cường hiệu quả huy động vốn qua các tổ chức này. Các hình thức huy động có thể thực hiện là:

 Mở rộng hơn nữa nhiều hình thức tiết kiệm để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân có thể gửi tiền tiết kiệm bất cứ lúc nào, ở đâu với số tiền nhiều hay ít và thời hạn dài hay ngắn. Bên canh đó cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm trong dân cư; dần dần xóa bỏ tâm lý giữ tiền mặt trong dân và biến tiền nhàn rỗi trong xã hội thành vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp cho nền kinh tế.

 Mở rộng các hình thức bảo hiểm với các đối tượng bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người để các tầng lớp dân cư có cơ hội lựa chọn loại hình thích hợp theo nguyên tắc an toàn, tiện lợi và thiết thực đối với người tham gia bảo hiểm.

+ Thúc đẩy các doanh nghiệp tự đầu tư, khai thác triệt để các nguồn vốn trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền tài chính quốc gia. Các doanh nghiệp vừa là chủ thể, vừa là khách thể của nền sản xuất xã hội; do đó cần có cơ chế và chính sách nhằm kích thích, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội tích tụ vốn, tập trung vốn và tự bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bản thân các doanh nghiệp có khả năng tự đầu tư cũng như có khả năng khai thác một bộ phận quan trọng về vốn trong nền kinh tế cho đầu tư phát triển sản xuất.

+ Khai thác triệt để tiềm năng vốn trong dân cư, kích thích người dân tự bỏ vốn đầu tư hoặc cho Nhà nước, các tổ chức kinh tế vay để tạo nguồn vốn đầu tư. Cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; đa dạng hóa các công cụ, các phương tiện huy động vốn sao cho có khả năng khai thác một cách tốt nhất mọi tiềm năng về vốn trong dân cư ở mọi nơi, mọi lúc, mọi mức độ. Thực hành tiết kiệm trong toàn xã hội, khuyến khích và có chính sách hướng dẫn tiêu dùng hợp lý; tạo môi trường thuận lợi cho người dân tin tưởng và bỏ vốn đầu tư, khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng. Cho phép mở tài khoản cá nhân và thực hành thanh toán qua tài khoản này, thực hiện cơ chế gửi tiền một nơi nhưng có thể rút tiền ở nhiều nơi. Phát triển hình thức thẻ thanh toán, mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư.

- Huy động vốn từ nước ngoài.

Vốn đầu tư từ nước ngoài được đánh giá là rất quan trọng trong hiện tại cũng như trong tương lại để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vốn đầu tư của nước ngoài có thể huy động thông qua nhiều hình thức như vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ không hoàn lại của các chính phủ các nước, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính khác. Nhìn chung từ trước đến nay các nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Quảng Ngãi hầu như không đáng kể. Với dự án Nhà máy lọc dầu số 1 đang được khởi công xây dựng cùng với việc Chính phủ phê duyệt tổng thể vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó có dự án cảng nước sâu và khu công nghiệp Dung Quất đã mở ra vận hội mới cho việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài dưới nhiều hình thức.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi docx (Trang 67 - 74)