Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhằm vận hành đồng bộ hệ thống ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi docx (Trang 30 - 31)

đồng bộ hệ thống ngân sách địa phương

Quan hệ về quản lý trong quy trình vận động của NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách luôn gắn kết không tách rời với quá trình thực hiện chế độ phân cấp quản lý ngân sách. Sự tồn tại của hệ thống NSNN là sự tồn tại thống nhất cơ bản về phân giao nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền và các cơ quan chức năng các cấp đối với các vấn đề thuộc về NSNN.

Luật NSNN đã xử lý khá căn bản quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền. Quan hệ ngân sách giữa Trung ương và địa phương được điều chỉnh theo luật, NSTW giữ vai trò chủ đạo, đồng thời thực hiện nguyên tắc phân định rõ các nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với NSĐP. Quá trình đó luôn đảm bảo nguyên tắc thống nhất tập trung dân chủ trong tổ chức hệ thống ngân sách, xuyên suốt từ trung ương xuống địa phương về chế độ, chính sách, định mức, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp quản lý ngân sách. Đó là điều kiện quan trọng để đưa mọi hoạt động thu, chi của NSNN ở các cấp vào

nề nếp theo đúng quỹ đạo quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước. Có như vậy mới khắc phục tình trạng chồng chéo, cục bộ thiếu nhất quán và không bao quát các mặt trong quản lý ngân sách của các cấp, phát huy thế chủ động sáng tạo và đảm bảo tính độc lập tương đối của NSĐP, khai thác nuôi dưỡng nguồn thu và bố trí chỉ tiêu hợp lý. Để vận hành đồng bộ hệ thống NSĐP phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Quản lý NSNN phải quán triệt chính sách đổi mới chung về kinh tế - xã hội, vừa phải theo kịp tiến trình của công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đổi mới chính sách ngân sách gồm các nội dung lớn như đổi mới chính sách thu, chính sách chi, chính sách phân cấp quản lý ngân sách...

- Chính sách thu ngân sách phải được linh hoạt theo biến động của nền kinh tế. Trong đó, hệ thống thuế cần được xây dựng hoàn chỉnh, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp và phải bảo đảm sự công bằng giữa các thành phần kinh tế.

- Chi ngân sách phải dựa trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, áp dụng nguyên tắc thắt chặt hay nới lỏng tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội mỗi thời kỳ hoặc yêu cầu điều hành nội dung có tính chất vĩ mô, phải hướng vào tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội hóa một số khoản chi thường xuyên và thực hiện thống nhất định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi.

- Tổ chức, cải tiến lại hệ thống bộ máy và quy trình cấp phát của cơ quan tài chính, ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi docx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)