thất thoát, lãng phí trong quản lý ngân sách nhà nước
Thực hiện triệt để nguyên tắc tiết kiệm; thu, chi theo dự toán, chế độ, định mức, hạn chế thất thoát, lãng phí, chống tham nhũng NSNN là nhằm nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách quản lý và điều hành NSNN.
Nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách luôn gắn liền với công tác tổ chức lại nguồn thu, cơ cấu lại nội dung chi, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, cải tiến công nghệ quản lý, đổi mới quy trình lập, chấp hành, cấp phát, thanh toán và quyết toán NSNN.
Muốn vậy phải thể chế hóa nội dung về quản lý và điều hành NSNN thành các quy phạm quy định cụ thể theo luật NSNN. Cụ thể là phải xây dựng đồng bộ, thống nhất quan hệ chặt chẽ giữa các khâu của quy trình và phân cấp quản lý ngân sách, những thể chế này phải được chấp hành nghiêm chỉnh, các quy phạm đó từng bước phải được hoàn thiện dần theo sự phát triển và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội cả nước.
Hoàn thiện các quy phạm quy định cụ thể sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý NSNN, thể hiện qua các biện pháp chấn chỉnh xây dựng định mức, chỉ tiêu tài chính, cấp phát kinh phí, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ngân sách. Từ đó tạo nên chuỗi quản lý chặt chẽ khép kín trong các khâu, như thế sẽ góp phần đẩy lùi nạn tiêu cực làm thất thoát, lãng phí NSNN.
Chương 2
Thực trạng tổ chức quy trình và phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở tỉnh quảng ngãi (1998 - 2001)