Về phân cấp quản lý ngân sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi docx (Trang 61 - 63)

II. Thu hỗ trợ từ TW 211.814 237.341 453.322 670.968 316,

2.3.1.2.Về phân cấp quản lý ngân sách

- Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND... trong quyết định ngân sách còn bất cập, cụ thể là: Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán thu, chi cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong khi đó HĐND tỉnh quyết định dự toán NSĐP mà Thủ tướng Chính phủ đã giao. Tương tự như vậy, HĐND cấp huyện, xã quyết định dự toán NSĐP mà UBND cấp trên đã giao. Cơ chế này đảm bảo được tính thống nhất của NSNN, nhưng do cấp trên đã giao chi tiết nhiệm vụ thu chi ngân sách cho cấp dưới, dẫn đến tình trạng trùng lặp, giảm tính chủ động, trách nhiệm của HĐND cấp dưới trong việc quyết định ngân sách cấp mình. Việc phân cấp ngân sách và cơ chế điều tiết giữa NSTW và NSĐP đã tạo nhiều lợi thế cho những tỉnh, thành phố phát triển và có nhiều nguồn thu nhưng lại gây bất lợi cho tỉnh nghèo như Quảng Ngãi.

- Chính sách phân cấp nguồn thu cho NSĐP ban hành quá chi tiết cho từng cấp ngân sách làm mất đi tính chủ động của NSĐP. Từ đó làm nảy sinh tính phụ thuộc của ngân sách cấp dưới đối với cấp trên quá lớn, dự toán ngân sách cấp trên giao cụ thể đến mức nêu rõ theo từng loại thu, từng loại chi, trường hợp tăng thêm nguồn thu mới có

nguồn bổ sung cho dự toán chi. Nếu địa phương không có nguồn tăng thu thì phải thống nhất theo dự toán trên giao theo từng loại chi. Việc phân định nhiệm vụ thu giữa NSTW và NSĐP có nhiều nội dung quy định không rõ ràng, chung chung theo nguyên tắc cơ bản, đó là lý do tạo nên chồng chéo trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan quản lý NSNN, cơ quan thụ hưởng ngân sách, cơ quan kế toán (KBNN), cơ quan kiểm soát thu, chi NSNN (thanh toán tài chính, KBNN, kiểm toán nhà nước). Phân cấp nhiệm vụ thu ngân sách xã cũng còn nhiều mặt chưa rõ ràng, hợp lý, chưa phản ánh vào ngân sách theo quy định; do đó đã hạn chế trách nhiệm của chính quyền xã trong quản lý thu ngân sách tại xã.

- Chi ngân sách còn phân tán, dàn trải; hiệu quả chi ngân sách (cả chi XDCB và chi thường xuyên) còn thấp và chưa chú trọng đến kết quả đầu ra. Tiến trình xã hội hóa, cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế thực hiện chậm, dẫn đến gánh nặng chi thường xuyên ngày càng lớn tình trạng chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả chưa được khắc phục. Chế độ công khai NSNN đã được quy định, nhưng ở nhiều nơi thực hiện còn có tính chất hình thức. Quản lý chi thường xuyên đang còn tồn tại nhiều kênh cấp phát cho một đối tượng được hưởng kinh phí dưới hình thức hỗ trợ của ngân sách cấp trên. Việc phối hợp công tác thẩm định dự toán chi ngân sách, kiểm tra chấn chỉnh quản lý chi tiêu các đơn vị chưa được chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng làm xảy ra tình trạng tùy tiện, buông lỏng, gây thất thoát ngân sách.

- Trong phân cấp chi về đầu tư XDCB chưa có quy định rõ ràng cho từng cấp quản lý như phân cấp quản lý tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã; quản lý các hệ thống thủy lợi; hệ thống trường cấp 1, cấp 2... Hoặc một công trình thì có nhiều cấp ngân sách tham gia đầu tư, thủ tục hành chính quá rườm rà.

- Việc mở sổ hạch toán kế toán ngân sách chưa đúng với quy định của Bộ Tài chính, nhất là trong lĩnh vực tài sản công và kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhiều mục chi chưa sử dụng đúng tính chất, nội dung của mục lục NSNN, vì vậy làm ảnh hưởng không tốt đến tổng quyết toán NSNN. Một số định mức chi trong một số ngành được xây dựng không có căn cứ hoặc các định mức kinh tế kỹ thuật đã cũ, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp

kinh tế như giao thông, thủy lợi, địa chính. Các định mức chưa được tiêu chuẩn hóa và chưa thống nhất hóa.

- Việc phân định về phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người chuẩn chi và kiểm soát chi... có vấn đề chưa rõ ràng, không rõ trách nhiệm; dẫn đến tình trạng giành quyền, đùn đẩy trách nhiệm, hạn chế lẫn nhau; theo đó là tệ quan liêu, cửa quyền... trong quản lý NSNN. Như hiện nay, cơ quan tài chính sử dụng rộng rãi hình thức lệnh chi tiền, nhất là ngân sách cấp huyện sử dụng chiếm từ 35-40% cho các khoản chi ngân sách, trong khi hình thức này quy định KBNN chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý chứng từ lệnh chi, số dư tồn quỹ; nếu đủ điều kiện trên thì ghi sổ xuất quỹ ngân sách, chứ không biết khoản chi đó rồi sẽ sử dụng ra sao tại đơn vị thụ hưởng ngân sách.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi docx (Trang 61 - 63)