Nõng cao vai trũ tổ chức, quản lý, thực hiện cỏc chương trỡnh xúa đói giảm nghèo của các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 101 - 109)

- Về công cụ sản xuất: Cần phải thay đổi công cụ sản xuất trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất: làm đất, tưới tiêu, vận chuyển, thu hoạch từ công cụ thô sơ (gậy

3.2.2.4. Nõng cao vai trũ tổ chức, quản lý, thực hiện cỏc chương trỡnh xúa đói giảm nghèo của các cấp chính quyền

giảm nghèo của các cấp chính quyền

Trong những năm qua công cuộc XĐGN của cả nước cũng như của Gia Lai đó cú những thành cụng rất phấn khởi, tuy nhiờn trong thực tế thỡ vẫn cũn rất nhiều điều hạn chế, bất cập gây khó khăn cản trở và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công cuộc XĐGN hiện nay.

Kể từ khi phong trào XĐGN được khơi dậy đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay Chính phủ ta đó cho ban hành không biết bao nhiêu quyết định, chỉ thị, văn

bản, hướng dẫn, thông tư có liên quan đến công tác XĐGN. Ngay cả những người có trách nhiệm cũng khó có thể nhớ được hết, chứ chưa núi gỡ đến những người nghèo và nhất là người nghèo DTTS ở vùng sâu, vùng xa, hiểu được nội dung, ý nghĩa và thực hiện là vụ cựng khú khăn.

Công tác XĐGN liên quan quá nhiều đến các bộ, ban ngành, đoàn thể, có quá nhiều các chủ đầu tư một dự án, một công trỡnh cho nờn khụng trỏnh khỏi hiện tượng lấn sân, đầu tư không đều, nhiều hỡnh thức đầu tư khác nhau. Tạo ra những thắc mắc giữa những người nghèo, vùng nghèo với nhau. Có những chương trỡnh lớn liờn quan đến nhiều bộ, ngành nhưng cũng chỉ là sự tập hợp các bộ, ngành lại với nhau chứ chưa tạo ra một chỉnh thể thống nhất.

Chưa có những mô hỡnh XĐGN cụ thể cho từng địa phương, các địa phương thường là tự làm và tự rút ra những mô hỡnh cho riờng mỡnh. Những cụng trỡnh xõy dựng kết cấu hạ tầng cho cỏc xó ĐBKK cũn tỏ ra kộm hiệu quả và lóng phớ, người dân ít được tham gia làm chủ đầu tư các công trỡnh cho nờn họ khụng mấy mặn mà với những cụng trỡnh đó, các công trỡnh nhanh chúng bị xuống cấp vỡ khụng sử dụng được và người dân không có ý thức bảo vệ những cụng trỡnh này. Cú những cụng trỡnh chỉ cú tỏc dụng trờn lý thuyết, cũn thực tế thỡ khụng cú tỏc dụng như chương trỡnh xõy dựng chợ cho cỏc xó ĐBKK là hoàn toàn bị phá sản, nhất là ở Gia Lai. Chợ được hỡnh thành trờn nhu cầu trao đổi thực tế của mọi người dân trong vùng, chứ không phải cứ xây dựng được một vài cái quán là có thể áp đặt thành chợ.

Hiện tại các cấp chính quyền địa phương vẫn đóng vai trũ tương đối thụ động, các chương trỡnh chủ yếu mang tớnh ngành và được thiết kế quản lý từ trung ương. Việc triển khai xuống tận người dân các chủ trương chính sách mới cũn chậm. Năng lực cán bộ địa phương chưa theo kịp yêu cầu phân cấp quản lý các nguồn lực. Nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng cho cỏc vựng nghốo, xó nghốo rất lớn nhưng trỡnh độ của các ban quản lý dự án cấp huyện cũn hạn chế, thường thực hiện thụng qua cỏc nhà thầu. Cỏc xó chỉ được nhận bàn giao công trỡnh chứ ớt được tham gia bàn bạc và giám sát trong quá trỡnh thực hiện. Chất lượng cán bộ chưa đáp ứng được yêu

cầu đũi hỏi của tỡnh hỡnh hiện nay. Cụng tỏc đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ chưa được chú trọng đúng mức, nhất là đối với vùng nghèo, xó nghốo.

Để khắc phục những hạn chế trên, Tỉnh cần phải thực hiện tốt các việc sau:

Một là: Trong thời gian tới Tỉnh cần phải có một chiến lược XĐGN mang tính tổng thể, nhưng lại phải thật chi tiết, cụ thể cho từng địa phương, các cấp, các ngành từ tuyến cở sở trở lên. Cần phải thực hiện triệt để cũng như áp dụng một cách phù hợp nhất các chính sách XĐGN của Nhà nước vào từng địa phương của Tỉnh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác kế hoạch XĐGN cho các địa phương, từ việc hướng dẫn nội dung, phương pháp, quy trỡnh, xõy dựng kế hoạch lồng ghộp cỏc nội dung của cụng tỏc XĐGN. Việc lồng ghép các hoạt động của chiến lược XĐGN với các hoạt động triển khai kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương vừa cho phép đẩy nhanh tốc độ thực hiện các mục tiêu của chiến lược, vừa cho phép tiết kiệm được chi phí và có thể đảm bảo được tính hiện thực của chương trỡnh, mục tiờu đó đề ra trong chiến lược.

Hai là: Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa giữa các cấp, các ngành, các Hội, các đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp trong quá trỡnh triển khai thực hiện chương trỡnh dự ỏn XĐGN của Tỉnh. Cần thống nhất hơn nữa về quan điểm, mục tiêu, mô hỡnh, phương thức hoạt động và cơ chế kiểm tra giám sát trong quỏ trỡnh thực hiện.

Ba là: Cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở các cấp. Công cuộc XĐGN ở Gia Lai hiện nay rất phức tạp và khó khăn vừa có tính cấp bách nhưng lại vừa có tính lâu dài, vừa mang tính toàn diện nhưng lại phải trọng tâm trọng điểm. Chính vỡ vậy những người làm công tác XĐGN của Tỉnh đũi hỏi phải cú hiểu biết rộng, chuyờn mụn sõu, tinh thần trỏch nhiệm cao, khụng ngại khú ngại khổ, luụn gần dõn, coi việc của dõn như việc của chính mỡnh, cú như vậy công tác XĐGN mới nhanh chóng thành công được.

Nhỡn chung đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở Gia Lai hiện nay đang ở trong tỡnh trạng vừa thiếu lại vừa yếu, nhất là ở tuyến cơ sở. Vỡ trỡnh độ có hạn lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc cho nên họ không thể hoàn thành được tốt công việc khó khăn,

nặng nhọc này. Hướng tới Tỉnh cần phải thành lập đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN chuyên trách, bán chuyên trách từ cấp thôn bản trở lên, thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn để hoạt động của đội ngũ này ngày một chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tỉnh cũng cần có những khuyến khích, đói ngộ hợp lý cho những người làm công tác này.

Bốn là: Cần phải huy động nhiều hơn nữa, tận dụng tốt hơn nữa nguồn nội lực cũng như ngoại lực cho công cuộc XĐGN của Tỉnh

- Kêu gọi sự tham gia đóng góp bằng của cải vật chất và tinh thần của mọi người dân, mọi thành phần kinh tế. Phát huy vai trũ của phụ nữ và đặc biệt là các già làng và trưởng bản cho công tác XĐGN của Tỉnh.

- Tạo điều kiện cho các viện nghiên cứu, các nhà khoa học dễ dàng tiếp cận với nguồn số liệu thống kê để họ có thể tổng hợp, đánh giá, xây dựng các mô hỡnh, chớnh sỏch chiến lược XĐGN hiệu quả hơn.

- Tận dụng tốt sự giúp đỡ của các tỉnh, các bộ, ngành, trung ương cũng như sử dụng hiệu quả những nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho công tác XĐGN của Tỉnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên thực tế có rất nhiều giải pháp XĐGN, mỗi địa phương cần phải chọn ra những giải pháp phù hợp nhất với điều kiện, mục đích của địa phương mỡnh. Qua phõn tớch thực trạng, nguyờn nhân nghèo đói và công tác XĐGN của Gia Lai trong những năm qua, luận văn đưa ra 2 nhóm giải pháp cơ bản nhằm XĐGN trên địa bàn của Tỉnh.

Nhóm giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo.

Đây là giải pháp đầu tư trực tiếp vào người nghèo thông qua 2 cách, hướng dẫn và hỗ trợ:

Hướng dẫn người nghèo cách thức làm ăn mới với những kỹ thuật canh tác hiện đại hơn, phù hợp với thực tế hiện nay và đem lại hiệu quả cao hơn. Hướng dẫn người

nghèo chuyển đổi những ngành nghề mới, cách thu thập lựa chọn thông tin, cách tiếp cận kiến thức thị trường để họ có thể hũa nhập dần với nền kinh tế hiện đại.

Hỗ trợ người nghèo những tư liệu sản xuất thiết yếu như đất đai, nhà cửa, vốn, khoa học kỹ thuật và những nhu cầu thiết yếu khi họ gặp những biến cố rủi ro trong cuộc sống.

Ưu điểm của giải pháp: Đây là cách đầu tư trực tiếp nên hiệu quả của đầu tư là rất nhanh và ít bị lóng phớ. Giải phỏp này rất phự hợp với những người nghèo thường xuyên bị đói, những người gặp biến cố rủi ro và đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa.

Hạn chế của giải pháp: Đây là giải pháp ngắn hạn, mang tính cá thể, khó thực hiện trên diện rộng, ít tính bền vững. Nếu không cẩn thận giải pháp sẽ có tác dụng phụ, làm cho người nghèo có tính trông chờ, ỷ lại, tư tưởng thích nghèo để Nhà nước hỗ trợ.

Nhóm giải pháp thứ hai: Giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo.

Người nghèo cũng giống như những mầm cây non yếu, rất cần được sống trong môi trường thuận lợi về cơ sở hạ tầng, về các dịch vụ công cộng, về môi trường kinh tế và môi trường pháp lý để họ cú thể phỏt triển và hũa nhập với cộng đồng.

Nhóm giải pháp thứ hai này có ưu điểm và nhược điểm ngược lại với nhóm giải pháp thứ nhất, cho nên hai nhóm giải pháp này không thể tách rời nhau. Nếu chỉ có nhóm thứ nhất mà không có nhóm thứ hai thỡ XĐGN không triệt để, không bền vững. Nếu chỉ có nhóm thứ hai mà không có nhóm thứ nhất thỡ người nghèo không thể nắm bắt được những thuận lợi mà Chính phủ tạo ra cho họ. Thậm chí họ ngày càng tụt hậu hơn so với cộng đồng bởi vỡ cựng sống trong một mụi trường thuận lợi thỡ người giàu và khá giả sẽ có khả năng nắm bắt những cơ hội này tốt hơn rất nhiều so với người nghèo. Tất nhiên tùy từng địa phương, tùy từng thời điểm mà mà phải cân nhắc sử dụng hai nhóm giải pháp này sao cho linh hoạt.

KẾT LUẬN

Vừa qua (giữa tháng 9-2005) tại NewYork, Liên hợp quốc đó tổ chức hội nghị tổng kết tỡnh hỡnh thực hiện cam kết mục tiờu thiờn niờn kỷ trong 5 năm qua. Tại Hội nghị, Việt Nam được nhắc đến như là một điểm sáng trong công tác XĐGN. Tính trong khoảng 10 năm trở lại đây Việt Nam đó giảm được 60% nghèo đói, đây được coi như một kỳ tích rất đáng để các nước nghèo khác học tập noi theo. Theo phát biểu của các nhà lónh đạo Việt Nam tại Hội nghị để có được kết quả trên là nhờ sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện triệt để công tác XĐGN, nhờ có những chính sách XĐGN phát huy hiệu quả và sự kết hợp lồng ghép giữa những chính sách XĐGN của Nhà nước với những mục tiêu của Tuyên bố thiên niên kỷ đưa ra. Liên hợp quốc rất đồng ý với quan điểm của Việt Nam về những phương hướng XĐGN trong thời gian tới và khuyến nghị phải giải quyết nốt hai vấn đề cũn tồn đọng đó là: Khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam ngày một gia tăng và tốc độ XĐGN ở các vùng miền núi cho đồng bào DTTS vẫn cũn rất chậm. Hy vọng rằng, trong thời gian tới Chính phủ Việt Nam có những chính sách XĐGN quyết liệt mạnh mẽ hơn nữa.

Ở Gia Lai người nghèo chủ yếu là đồng bào DTTS tại chỗ (người Bahnar và người Jarai), họ chiếm tới 80% tổng số hộ nghèo của toàn Tỉnh. Số người nghèo nằm trong diện đói phải cứu trợ lương thực từ 2 đến 4 tháng trong một năm là rất lớn, khoảng 86% tổng số hộ nghèo. Mức độ nghèo so với chuẩn nghèo vẫn cũn quỏ thấp, năm 2003 thu nhập bỡnh quõn đầu người của người nghèo ở Gia Lai là 66.000 đồng/người/tháng = 82,5% chuẩn nghèo (chuẩn nghèo là 80.000 đồng).

Hiện nay, tỷ lệ người nghèo là đồng bào DTTS ở Gia Lai có xu hướng ngày một gia tăng bởi vỡ tốc độ giảm nghèo của họ chỉ bằng một nửa so tốc độ giảm nghèo của người Kinh trong tỉnh. Độ doóng về thu nhập giữa nhúm hộ giàu và hộ nghèo của Tỉnh (hệ số GINI) ngày một tăng nhanh.

Nghèo đói ở Gia Lai có phần đặc biệt hơn các địa phương khác đó là sự thua kém, lạc hậu của cả một dân tộc này so với một dân tộc khác (lạc hậu về kiến thức được thể hiện qua phương thức sản xuất và phong tục tập quán hàng ngày) và sự thua thiệt của một địa phương này so với một địa phương khác (khó khăn hơn về cơ sở hạ tầng và tiếp nhận các dịch vụ công cộng). Chính vỡ vậy, cỏc giải phỏp XĐGN cho Tỉnh cần phải có những đặc trưng riêng. Muốn XĐGN bền vững, Nhà nước và Tỉnh cần phải giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân của đói nghèo, phải tập trung thật mạnh vào đối tượng nghèo đói, bằng mọi cách phải nâng cao kiến thức cơ bản cho người nghèo nhất là đồng bào DTTS sao cho trỡnh độ canh tác, trỡnh độ kinh doanh của họ ngang bằng với mặt bằng chung của đất nước. Có như vậy thỡ người nghèo mới có thể nắm bắt được những ưu đói, tận dụng được những thuận lợi mà Nhà nước dành riêng cho họ, từ đó họ mới có thể chủ động thoát nghèo và vươn lên làm giàu được.

Những giải pháp mà luận văn đề cập tới hy vọng góp phần thực hiện tốt công cuộc XĐGN trên địa bàn Tỉnh hũa chung vào cụng cuộc XĐGN trên phạm vi cả nước, đảm bảo được tính định hướng XHCN nền kinh tế ở nước ta vỡ mục tiờu dõn giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh.

những công trình liên quan đến luận văn đã được công bố

1. Nguyễn Hoàng Lý (2005), "Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Gia Lai", Kinh tế và phát triển, (97), tr. 43-45.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 101 - 109)