Những nguyên nhân nghèo đói ở Gia La

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 55 - 62)

Nhóm 1: Những nguyên nhân từ chính đối tượng nghèo

Một là: Do thiếu kinh nghiệm sản xuất

Theo các số liệu điều tra thỡ người nghèo rất ít khi cho rằng thiếu kinh nghiệm sản xuất là nguyên nhân đầu tiên, quan trọng nhất dẫn đến đói nghèo, mà họ cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu vốn, đó là một lý do rất tế nhị. Họ luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh là chính. Trên thực tế, đối với các hộ đồng bào DTTS thỡ thiếu kinh nghiệm sản xuất mới là nguyờn nhõn đầu tiên, quan trọng nhất.

- Ở Gia Lai, hai dân tộc bản địa là Jarai và Bahnar là hai dân tộc có tỷ lệ đói nghèo cao hơn hẳn 32 dân tộc khác mới di cư đến cùng chung sống trên địa bàn cả tỉnh. Điều này khẳng định rằng hai dân tộc bản địa này lạc hậu hơn, ít kinh nghiệm sản xuất hơn, nhất là kinh nghiệm trồng lúa nước, so với các dân tộc khác di cư tới.

- Trước đây đồng bào DTTS ở Gia Lai chủ yếu quen trồng lúa rẫy. Hiện nay ở các vùng sâu vùng xa, đồng bào DTTS vẫn quen với những kỹ thuật rất thô sơ: phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ, chỉa hạt, đợi mưa rồi chờ ngày đi tuốt lúa, đó là kỹ thuật canh tác lúa rẫy rất lạc hậu so với kỹ thuật canh tác lúa nước. Như vậy năng suất rất thấp, rất bấp bênh do hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, nhất là nguồn nước, nên cuộc sống của người dân trở nên tạm bợ do thường xuyên phải di canh, du cư.

- Đồng bào DTTS rất ít trồng lúa nước, nếu có trồng cũng chỉ là lỳa một vụ vỡ khụng cú hệ thống thủy lợi. Sau năm 1975 những thung lũng rộng lớn có khả năng trồng lúa nước, đó được Nhà nước đầu tư các công trỡnh thủy lợi như thung lũng Ayun Pa, cánh đồng An Phú là những nơi rất lý tưởng cho lúa nước. Những khu vực như thế này lại chiếm rất đông các hộ người Kinh hoặc các hộ dân tộc thiểu số khác giỏi về kỹ thuật canh tác lúa nước đó đến định cư. Ở những vùng này, đồng bào DTTS tại chỗ đó học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa nước từ cộng đồng dân tộc khác. Chớnh vỡ thế mà cỏc hộ đồng bào DTTS nghèo về lương thực ít hơn. Huyện Ayun Pa và thành phố PleiKu (có nhiều diện tích trồng lúa nước) cho đến nay là hai địa phương duy nhất của Tỉnh không có xó thuộc diện ĐBKK, là một trong những huyện có tỉ lệ nghèo đói thấp nhất Tỉnh (1,45% và 11,7% năm 2004). Như vậy, sản xuất lúa nước cũng là một biện pháp phát triển kinh tế góp phần XĐGN.

- Trong nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất thấp và cũn rất lạc hậu. Trước kia đồng bào DTTS ở Gia Lai chăn nuôi các loại gia súc như trâu, bũ, dờ với số lượng đàn tập trung khá lớn, nhưng chỉ theo hỡnh thức thả rụng nờn chất lượng và hiệu quả thường không cao. Mặt khác, mục đích của chăn nuôi gia súc của đồng bào không phải để phục vụ sản xuất (lợi dụng sức kéo; lấy phân bón ruộng) mà chủ yếu để phục vụ cho lễ hội và làm của hồi môn sau này. Chăn nuôi gia cầm cũng theo hỡnh thức thả rụng như

vậy, ít được chăm sóc nên thường thất thoát, chất lượng giống không tốt, không vỡ mục đích sản xuất hàng hóa mà chủ yếu dùng để cúng bái, tiêu dùng trong gia đỡnh và để đổi lấy hàng hóa khác. Cho nên chăn nuôi cũng không phát triển.

- Một số hộ nghèo, nhất là các hộ DTTS có mức thu nhập thấp nhưng lại không chi tiêu hợp lý: lóng phớ; đắt đỏ; chi nhiều vào lễ hội; vào ăn uống rượu chè; mua sắm trong nhà những đồ đắt tiền mà không tốt, ít chịu đầu tư vào sản xuất như mua phân bón, sắm dụng cụ lao động, cá biệt có hộ cũn bỏn cả đất canh tác để tiêu dùng.

Như vậy không có kinh nghiệm làm ăn, không có phương pháp sản xuất kinh doanh, chỉ biết làm mà không tính toán được lỗ lói là đặc trưng của trỡnh độ sản xuất lạc hậu, chưa thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp là nguyên nhân chính, quan trọng nhất dẫn đến nghèo đói ở Gia Lai.

Hai là: Thiếu các nguồn lực để sản xuất

Nguồn lực ở đây bao gồm: đất đai, lao động, vốn sản xuất. - Thiếu đất:

Đất đai được coi như nguồn lực quan trọng nhất đối với người nông dân, nhất là các hộ nghèo. Trước kia Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng vẫn được coi là vùng đất mầu mỡ, rộng lớn nhất cả nước, nơi đây là miền đất hứa cho rất nhiều hộ dân khắp nơi di cư đến, vỡ thiếu đất canh tác. Nhưng hiện nay ở Gia Lai đang xảy ra tỡnh trạng thiếu đất sản xuất và đất nhà ở cho người nghèo, nhất là đồng bào DTTS. Người nông dân thiếu đất sản xuất vỡ những lý do sau:

+ Dân số tăng lên nhanh cả dân bản địa lẫn dân di cư, số này tập trung chủ yếu ở nông thôn.

+ Trong những năm trước đây, một số quỹ đất rất lớn của Gia Lai đó được trao cho các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn để thực hiện mục đích sản xuất.

+ Đất trồng lúa nước phần lớn đó thuộc về người Kinh. Vỡ trước đây các hộ DTTS không quen, không có ưu thế trong việc canh tác lúa nước nên đó bị người Kinh

xin, trao đổi bằng hàng hóa hoặc mua rẻ. Nguồn đất rẫy cũng bị thu hẹp lại do người Kinh, người thành thị đổ xô về mua đất lập những trang trại trồng cây công nghiệp

- Thiếu lao động:

+ Lao động nông nghiệp của các hộ nghèo, nhất là các hộ đồng bào DTTS ở Gia Lai thường kém hiệu quả vỡ những lý do như sau: Họ thường không tận dụng hết thời gian lao động. Thời gian lao động của đồng bào DTTS bản địa chỉ đạt khoảng 4 - 6 giờ/ngày công. Họ bắt đầu làm việc ngoài đồng từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là đó về, thúi quen này là do nơi làm việc quá xa nhà ở. Theo số liệu của huyện Đăk Đoa thỡ thời gian lao động của đồng bào DTTS chưa đạt 1/2 số ngày trong một năm [42].

+ Năng suất, hiệu quả lao động của người DTTS không cao, vỡ họ sử dụng cụng cụ lao động rất thô sơ và vỡ họ khụng nghỉ trưa nên lúc lao động lại là lúc nắng nhất. Qua khảo sát thực tế của các huyện trên địa bàn Tỉnh, thu nhập mang lại trên cùng một diện tích canh tác của người Kinh cao gấp 2 - 3 lần thu nhập của đồng bào DTTS tại chỗ. Điều này chứng tỏ trỡnh độ, hiệu quả sản xuất giữa đồng bào Kinh và đồng bào DTTS trong tỉnh cũn cú sự chênh lệch khá lớn.

+ Các hộ đồng bào DTTS thường không tận dụng, điều tiết lực lượng lao động trong gia đỡnh một cỏch hợp lý nhất. Số người không lao động trong gia đỡnh cũn quỏ nhiều. Khụng cú cỏc nghề phụ để làm khi nông nhàn.

+ Thiếu lao động cũn thể hiện ở những gia đỡnh đông con nhỏ, hoặc ở những gia đỡnh neo đơn thường là các gia đỡnh trong diện chớnh sỏch; gia đỡnh gặp những rủi ro; gia đỡnh cú người tàn tật, góa bụa, và cả những nguyên nhân lười biếng không chịu lao động nữa.

- Thiếu vốn:

Vốn là một điều kiện vô cùng quan trọng để đầu tư sản xuất tạo thu nhập. Vốn có thể là của mỡnh, hoặc đi vay của Nhà nước, hoặc vay của tư nhân, lại có thể ở dạng tiền mặt; đất; bất động sản; nguyên liệu; giấy tờ v.v... Vốn chính là điều kiện quan trọng để

giúp người nghèo thoát khỏi cái vũng luẩn quẩn. Nhưng nếu sử dụng không hiệu quả, thỡ chớnh nú lại là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

- Không đủ trỡnh độ để tiếp cận khoa học kỹ thuật.

Đa số các hộ nghèo, nhất là các hộ đồng bào DTTS ở Gia Lai đều ở tỡnh trạng trỡnh độ học vấn thấp. Hầu hết người nghèo là đồng bào DTTS không biết viết, không biết nói tiếng phổ thông nên những giao tiếp, học hỏi cách làm ăn với người Kinh gần như không có. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật không thể thực hiện được. Hiện nay, chỉ thành phần thanh thiếu niên là biết nhiều tiếng và chữ phổ thông nhưng họ chưa phải là chủ gia đỡnh.

Năm học 2003 - 2004 tỷ lệ học sinh tiểu học người DTTS so với người Kinh là 29,39%. Ở bậc trung học thỡ cũn thấp nữa, chỉ là 15,15%. Trong khi đó, chữ viết của người dân tộc lại không được dạy một cách chính thống trong nhà trường. Chính vỡ những lý do trờn mà người nghèo DTTS gần như bị cô lập trước xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.

Ba là: Do cũn tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu

Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng của mỡnh, nhưng không phải phong tục tập quán nào cũng tốt. Những phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế thỡ cần phải loại bỏ. Tất nhiờn việc từ bỏ các phong tục xấu, không phải chỉ trong ngày một ngày hai. ở Gia Lai hiện nay vẫn cũn tồn tại một số phong tục lạc hậu như:

- Du canh du cư là một tập quán vô cùng lạc hậu hiện nay vẫn cũn ở đồng bào DTTS ở vùng sâu vùng xa của Gia Lai, là một nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến đói nghèo.

- Cũn quỏ tin vào sức mạnh của cỏc thần linh, cũn quỏ nhiều cỏc tục lệ lễ hội, cỳng bỏi, kiờng kỵ, làm thiệt hại nhiều đến thời gian, tiền bạc, của cải và tâm lý của người dân.

- Hiện nay đồng bào DTTS tại chỗ ở Gia Lai vẫn duy trỡ chế độ mẫu hệ, chế độ này đó tỏ ra quỏ bất lợi trong nền kinh tế thị trường.

- Đồng bào DTTS vẫn cũn duy trỡ một số thúi quen xấu như:

+ Họ quen và rất thích uống nước giọt (nước lấy từ các giọt nước trong rừng chảy ra), không muốn uống nước đun sôi. Đấy là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt rét.

+ Cũn rất nhiều cỏc hộ chăn nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn và cạnh nhà, nên rất mất vệ sinh.

+ Hầu hết các hộ nghèo và đồng bào DTTS vẫn thích sinh đẻ nhiều, không muốn hoặc sợ kế hoạch hóa gia đỡnh.

+ Các hộ nghèo và hộ DTTS lại luôn mang một tâm trạng tự ty trong cuộc sống, cam chịu chứ không muốn vươn lên làm giàu.

Nhóm 2: Nhóm nguyên nhân nghèo đói do môi trường xó hội và những chớnh sỏch của trung ương, địa phương không thuận lợi

Đây chỉ là những nguyên nhân khách quan nhưng rất quan trọng và cũng rất đặc trưng cho đói nghèo ở Gia Lai.

- Những nguyên nhân do lịch sử để lại

+ Do xuất phát điểm kinh tế Gia Lai là quá thấp so với kinh tế chung của cả nước, trước giải phóng và đến nay khoảng cách ấy vẫn chưa lấp được.

+ Do hậu quả của chiến tranh để lại là quá nặng nề. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ coi Tây Nguyên như một miếng mồi béo bở, tha hồ khai thác mà không hề thương tiếc, hàng ngàn đồn điền cao su, cà phê, chè mọc lên. Tây Nguyên bị vắt kiệt cả sức người và tự nhiên. Cơ sở hạ tầng hầu như không có. Chỉ xây dựng một số con đường chiến lược phục vụ chiến tranh. Cuộc sống của đồng bào DTTS không được quan tâm, nhất là các chính sách xó hội dịch vụ cụng cộng.

Sau giải phóng, mặc dầu được Đảng và Nhà Nước rất quan tâm nhưng khoảng cách so với các tỉnh đồng bằng thỡ vẫn cũn khỏ lớn. Cần phải cú một khoảng thời gian dài nữa và cần phải cú nhiều chiến lược phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa thỡ Tõy Nguyờn mới bắt kịp được các tỉnh đồng bằng về kinh tế.

- Do không theo kịp được nền kinh tế thị trường.

+ Trước khi nền kinh tế thị trường xâm nhập vào Gia Lai, kinh tế của các hộ đồng bào DTTS ở Gia Lai phát triển theo hướng tự cung tự cấp, chưa hề biết đến sản xuất hàng hóa, trao đổi thị trường. Ngay cả hiện nay, ở vùng sâu vùng xa vẫn trao đổi theo cách đổi hàng lấy hàng (H-H) vô cùng sơ khai.

Khi nền kinh tế thị trường xâm nhập vào các bản làng DTTS thông qua buôn bán, trao đổi hàng hóa với người Kinh, vô hỡnh chung người Kinh đó dạy cho đồng bào các DTTS những kiến thức rất cơ bản của nền kinh tế thị trường như: Sản xuất để bán rồi lại mua những cái mỡnh cần; bỏn hàng thụng qua tiền (T) theo giỏ cả chứ khụng phải dựng hàng đổi lấy hàng thông qua tỡnh cảm, bỏn đắt, mua rẻ, sản xuất, bán hàng đều có cạnh tranh. Tất nhiên để có được những kiến thức đó thỡ đồng bào phải trả một giá rất đắt.

Đồng bào DTTS đó phải mất khỏ nhiều những tư liệu sản xuất như đất đai, trâu bũ kể cả những tài sản văn hóa như cồng chiêng, ghè rượu và các đồ cổ khác dưới nhiều hỡnh thức: cho, đổi, bán v.v... với người Kinh, để có thể mua được những hàng hoá tiêu dùng như: ti vi, xe máy đắt tiền mà ít phục vụ cho sản xuất. Thêm một lần nữa họ lại bị thua thiệt về giá cả, chất lượng hàng hóa với người Kinh. Những cuộc mua bán cứ diễn ra âm thầm qua mấy chục năm trời và thực trạng hiện nay, ở Gia Lai hầu hết người nghèo đều thiếu đất sản xuất, phần lớn các trang trại trồng cây công nghiệp đều thuộc về người Kinh và dân thành thị.

+ Thông tin trong nền kinh tế thị trường là vô cùng cần thiết đối với người sản xuất hàng hóa. Những thông tin cần phải cập nhật như thời tiết, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, giá cả, nhu cầu thị trường... Nhưng những thông tin đến được vùng sâu, vùng xa là vô cùng khó khăn, muộn màng, lạc hậu và đôi khi cũn cả sai lệch nữa. Cho nờn đồng bào DTTS luôn luôn bị lạc hậu so với thời cuộc.

- Do phân bố cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, giữa thành thị và nụng thụn, giữa đồng bằng và miền núi. Gia Lai có rất nhiều tiềm năng về công nghiệp khai khoáng, thủy điện và chế biến nông, lâm sản nhưng trên thực tế chỉ có công nghiệp thủy điện là được khai

thác tốt, cũn cỏc ngành cụng nghiệp khỏc thỡ rất thụ sơ, làm cho cả vùng nguyên liệu Gia Lai bị giảm giá trị rất nhiều so với thực chất của nó. Cơ cấu kinh tế lạc hậu, kéo theo cơ cấu lao động cũng bất hợp lý giữa thành thị và nụng thụn. Lao động thất nghiệp nhiều, chủ yếu ở nông thôn tập trung vào những gia đỡnh khụng cú phương tiện sản xuất. Người nghèo phải đi làm thuê, làm mướn cho các chủ trang trại, các chủ thợ. Những công việc này rất bấp bênh về cả thời gian lẫn thu nhập. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn tới đói nghèo ở Gia Lai.

Nhóm 3: Do môi trường tự nhiên không thuận lợi

Môi trường tự nhiên không thuận lợi là một nguyên nhân lớn gây ra đói nghèo. Môi trường không thuận lợi ở Gia Lai được thể hiện như sau:

- Diện tớch tự nhiờn của Tỉnh, huyện, xó là quỏ rộng, mật độ dân số là quá thấp, khoảng cách từ xó đến huyện, từ huyện đến tỉnh là quá xa. Có nhiều người dân chưa bao giờ được biết đến chợ, đến bưu điện, đến ủy ban xó. Kết cấu hạ tầng cơ sở vô cùng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, vất vả. Đường bụi mù mịt vào mùa khô, và lầy lội vào mùa mưa. Cũn hai xó hiện nay vẫn chưa có đường vào trung tâm xó. Đường đến các bản cũn phải đi bộ rất nhiều. Điện đó đến được các xó nhưng cũn khú khăn lắm mới đến được các làng, nhiều hộ chưa được dùng điện.

- Môi trường tự nhiên ở Gia Lai một phần do tính khắc nghiệt của thiên nhiên tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)