Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 40 - 42)

Về vị trí địa hỡnh

Gia Lai là một tỉnh miền núi ở phía Bắc Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 12058’40"đến 14037’00"vĩ độ Bắc, 107037’30"đến 108050’40" kinh Đông, với diện tích tự nhiên là 15.495,71km2. Tỉnh được thành lập ngày 4-7-1905 với tên gọi cũ là PleiKu Der, bao gồm toàn bộ các vùng cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Sê Đăng, Bahnar, Jarai tách ra từ tỉnh Bỡnh Định. Hiện nay Gia Lai, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Đụng giỏp tỉnh Quảng Ngói, Bỡnh Định, Phú Yên; phía Nam giáp tỉnh Đăk Lắc; phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia), với đường biên giới chung là 90km.

Gia Lai có ba đường quốc lộ đi qua: xuyên theo hướng Bắc Nam có quốc lộ 14, nối cả Tây Nguyên với vùng động lực kinh tế miền Trung (Quảng Nam - Đà Nẵng - Quảng Ngói) và miền Đông Nam Bộ (vùng động lực kinh tế phía Nam); theo hướng Đông Tây có quốc lộ 19 và 25 nối tỉnh Gia Lai với cảng Quy Nhơn và các tỉnh duyên hải miền Trung.

Vị trí địa lý tự nhiên của Gia Lai đó tạo cho Tỉnh những điều kiện thuận lợi để giao lưu hàng hóa phát triển, thiết lập mối quan hệ bền chặt cả về kinh tế, xó hội và an ninh quốc phũng trong vựng và cả nước. Là một tỉnh biên giới, Gia Lai có điều kiện hỡnh thành và phỏt triển cỏc cửa khẩu quốc tế, nhằm mở rộng, giao lưu, phát triển kinh tế giữa Việt Nam với Campuchia và các nước trong khu vực.

Tỉnh Gia Lai nằm cả phía Đông và Tây Trường Sơn, có địa hỡnh dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tõy sang Đông, có độ cao trung bỡnh từ 400 đến 800 mét so với mực nước biển. Địa hỡnh đa dạng, phức tạp, đồi núi và thung lũng đan xen nhau, có những thung lũng rộng lớn, bằng phẳng, tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

Về khí hậu thời tiết

Gia Lai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, cao nguyên, nên khí hậu được chia thành hai mùa rừ rệt: Mựa mưa (mùa hè) bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 có thời tiết dịu mát và ẩm ướt. Mùa khô (mùa đông) bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có thời tiết lạnh và khô. Có ánh sáng dồi dào với tổng bức xạ 140 kcalo/cm2/năm. Biên độ của nhiệt độ trong năm giao động không đáng kể, nhiệt độ trung bỡnh năm 220C đến 250C. Nhiệt độ tối cao trung bỡnh năm 28,40C. Nhiệt độ tối thiểu trung bỡnh năm 22,10C.

Lượng mưa trung bỡnh hằng năm của Tỉnh là 2.220mm - 2.400mm. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bỡnh hằng năm từ 2.200mm-2.500mm. Vùng Đông Trường Sơn lượng mưa hằng năm chỉ có khoảng từ 1.200mm - 1.750mm. Độ ẩm của mùa mưa là khá cao 85% đối với các vùng phía Đông và Đông Nam; Trên 90% đối với các vùng phía Tây của Tỉnh.

Về đất đai và tài nguyên rừng

Gia Lai có diện tích tự nhiên 15.495,71km2. Trong đó diện tích đất có rừng chiếm 49,4%; diện tích đất nông nghiệp chiếm 24,4%; diện tích đất trống đồi núi trọc có khoảng 17,8%. Đất ở Gia Lai bao gồm 27 loại của 7 nhóm, những nhóm đất có diện tích lớn và có ý nghĩa kinh tế lớn như, đất đỏ ba zan chiếm 33% quỹ đất của tỉnh, đất xám, đất phù sa sông suối, đất nâu, đất đen, đất bạc màu…Năm 2004 tổng diện tích sử dụng trong nông nghiệp là 391.187 ha trong đó đất trồng cây hàng năm là 198.570 ha, đất trồng cây lâu năm là 157.784 ha. Đất dùng vào lâm nghiệp 828.776 ha, trong đó đất rừng tự nhiên là 741.632 ha, và rừng trồng là 30.306 ha.

Rừng Gia Lai có trữ lượng gỗ 75,6 triệu m3 (chiếm 28% diện tích lâm nghiệp, 30% diện tích rừng và 38% trữ lượng gỗ của cả khu vực Tây Nguyên). Ngoài ra cũn cú khoảng 100 triệu cõy tre nứa và cỏc lõm sản cú giỏ trị khỏc như: song, mây, bời lời, sa nhân và các loại chim, thú quý hiếm. Hiện nay sau khi đó trồng mới hơn 30.000 ha rừng, Gia Lai vẫn cũn 280.000 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng trồng rừng để lấy gỗ, rừng phũng hộ để bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan du lịch sinh thái.

Về nguồn nước

Gia Lai có nguồn nước dồi dào, bao gồm nước bề mặt và nước ngầm, có hệ thống sông, suối, hồ, ao, đầm dày đặc và phân bố tương đối đều giữa các vùng. Gia Lai có ba hệ thống sông chính là: hệ thống Sông Ba (sông Đà Rằng, sông lớn nhất miền Trung nước ta); hệ thống sông Sê San; hệ thống sông Sê Rê Pok. Với sông ngũi nhiều, nguồn nước dồi dào và địa hỡnh nỳi cao nguyờn đó tạo cho Gia Lai cú tiềm năng về thủy điện rất lớn, với trữ năng khoảng 10,5-11 tỉ kw. Hiện chỉ mới được khai thác để xây dựng những công trỡnh thủy điện như: Ia Ly công suất 720 Mw; Sê San 3 công suất 273 Mw; Sê San 4 công suất 366 Mw; AyunHạ công suất 3.000 Kw và một số công trỡnh thủy điện vừa và nhỏ với công suất khoảng 80.200 Kw.

Gia Lai cũn cú một số hồ cú trữ lượng nước lớn như: Biển Hồ, trữ lượng nước là 46 triệu m3, hồ AyunHạ trữ lượng nước là 235 triệu m3 và một số hồ khác có trữ lượng nước khoảng 550m3, tạo cho Tỉnh một tiềm năng lớn về thủy điện, nước sinh hoạt và tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô, đảm bảo cho phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 40 - 42)