Phát triển các dịch vụ công phục vụ người nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 93 - 98)

- Về công cụ sản xuất: Cần phải thay đổi công cụ sản xuất trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất: làm đất, tưới tiêu, vận chuyển, thu hoạch từ công cụ thô sơ (gậy

3.2.2.2. Phát triển các dịch vụ công phục vụ người nghèo

Người nghèo không chỉ thiếu lương thực mà cũn thiếu hàng húa phi lương thực. Một xó hội càng phỏt triển, càng văn minh hiện đại thỡ con người càng cần sử dụng nhiều hàng hóa phi lương thực và các hoạt động dịch vụ thoả mãn nhu cầu tinh thần của họ. Nhưng những hoạt động dịch vụ thường phải có chi phí cao, người nghèo không có khả năng chi trả. Người nghèo chỉ biết trông chờ vào những dịch vụ công, những dịch vụ ưu đói của Chính phủ dành cho họ. Tùy theo khả năng của mình mà mỗi Chính phủ có số lượng và chất lượng dịch vụ khác nhau đối với người nghèo. Ở Việt Nam những dịch vụ công phục vụ người nghèo chủ yếu tập trung vào những vấn đề giáo dục, y tế, thông tin và tín dụng. Những dịch vụ này là vô cùng cần thiết, giúp cho người nghèo có khả năng

hũa nhập được với cộng đồng, thêm sức khỏe, thêm học vấn, thêm hiểu biết để có những việc làm ổn định giúp họ thoát được nghèo đói.

Để phát triển các dịch vụ công phục vụ người nghèo, trong thời gian tới Tỉnh chú ý quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

* Về giáo dục

- Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chất lượng cao hơn cho mọi người trong đó có người nghèo.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các mục tiêu của chương trỡnh quốc gia về giáo dục đào tạo: Đổi mới quản lý giỏo dục theo hướng nâng cao hiệu lực Nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương, các cơ sở giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực. Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, kỹ năng. Chú trọng việc giữ gỡn nõng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt các chính sách đặc biệt cho người đang công tác giáo dục ở các vùng khó khăn như: chế độ lương, phụ cấp cho giáo viên, ưu tiên đào tạo và các chế độ đói ngộ khỏc. Khuyến khớch bằng nhiều biện phỏp để tăng tỷ lệ giáo viên là người DTTS nhất là giáo viên mầm non và tiểu học.

- Tiếp tục đầu tư thực hiện chương trỡnh kiờn cố húa trường lớp, xóa trường học tranh tre ở các xó, cỏc làng; nõng cấp một số trường học đang xuống cấp. Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị phục vụ giáo dục, nhất là cho bậc mầm non và tiểu học. - Cần phải đầu tư và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và mầm non cao hơn nữa, vỡ đây là bậc học có người nghèo và người DTTS tham gia đông nhất. Mặc dù Gia Lai đó được công nhận là phổ cập tiểu học nhưng chất lượng ở bậc học này vẫn cũn nhiều hạn chế. Trẻ em ở vựng sõu, vựng xa ớt được đến lớp đúng tuổi. Khả năng biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của trẻ em DTTS ở bậc học này là rất kém. Khó khăn lớn nhất là đội ngũ giáo viên ít biết tiếng địa phương, học trũ vừa phải tập viết vừa phải tập núi cho nờn hầu hết học sinh khụng thể theo kịp chương trỡnh giỏo dục cải cỏch hiện nay. Cần phải cú biện pháp khắc phục:

+ Dạy tiếng phổ thông cho trẻ em là người DTTS từ độ tuổi mầm non, để đến khi lên tiểu học là có thể tập viết được.

+ Có thể giảm tải một số chương trỡnh giỏo dục tiểu học mà chuẩn giỏo dục đưa ra quá khó hoặc chưa cần thiết với học sinh tiểu học DTTS để các em tập trung vào học chữ phổ thông.

+ Cần phải có sách song ngữ, nhiều giáo cụ minh họa để người học dễ hiểu và có cảm giác thích thú trong học tập.

+ Giáo viên mầm non và tiểu học cho vùng đồng bào DTTS phải là người địa phương, hoặc là người kinh biết tiếng dân tộc. Về trỡnh độ, năng lực chuyên môn có thể cũn hạn chế nhưng khả năng đọc viết phải thành thạo, phát âm chuẩn, viết chữ đẹp.

- Củng cố và mở rộng quy mô học sinh trong các trường dân tộc nội trú, nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra vỡ đây sẽ là nguồn cung cấp cán bộ là người DTTS chính cho Tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện chính sách miễn đóng góp xây dựng trường, học phí và hỗ trợ sách giáo khoa, giấy vở học sinh cho con em là người DTTS. Có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho con em vùng bị rủi ro (mất mùa, thiên tai) để giảm bớt khó khăn cho các gia đỡnh và hạn chế trẻ em bỏ học. Từng bước quan tâm đến học sinh nghèo ở các cấp cao hơn.

- Hỡnh thành trung tõm dạy nghề ở cỏc huyện để nâng cao năng lực đào tạo nghề tạo cơ hội cho người dân có việc làm. Có chính sách và tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn học hành và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chương trỡnh hướng nghiệp đào tạo và giáo dục trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người nghèo.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để nhiều người trong xó hội cựng tham gia phỏt triển giỏo dục.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công, đặc biệt là tuyến cơ sở. Áp dụng chuẩn quốc gia về y tế xó. Quy hoạch tốt về mạng lưới khám chữa bệnh, phân tuyến chuyên môn. Hỗ trợ kỹ thuật của tuyến trên đối với tuyến cơ sở, bảo đảm cho tuyến cơ sở có đủ khả năng phát hiện và điều trị kịp thời, góp phần giảm tải của các bệnh viện tuyến trên và nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phũng, nõng cao sức khỏe, giảm gỏnh nặng bệnh tật và tử vong. Tiếp tục triển khai tốt và mở rộng cỏc chương trỡnh mục tiờu quốc gia về y tế để chống các bệnh xó hội, bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh thường gặp ở người nghèo như sốt rét, bướu cổ, lao, phong, tâm thần.

- Thực hiện tốt chương trỡnh hành động quốc gia vỡ trẻ em Việt Nam và chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010. Bảo đảm cho tất cả trẻ em đều được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Có các giải pháp thích hợp và hiệu quả để nâng cao tỡnh trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Chú trọng công tác tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đỡnh nhất là đối với người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.

- Thực hiện tốt chính sách miễn giảm dịch vụ y tế cho người nghèo như: Miễn giảm phí dịch vụ khám chữa bệnh, mua thẻ bảo hiểm cho người nghèo, người DTTS, người già cô đơn không nương tựa, người tàn tật, thực hiện tốt chính sách miễn viện phí đối với người đồng bào DTTS.

- Tiếp tục xây dựng đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm y tế cơ sở, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ y sỹ, bác sỹ, ưu tiên tuyến cơ sở. Thực hiện chính sách đói ngộ thớch hợp về lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xó hội, phụ cấp tiền trực, ưu đói trong đào tạo.

- Thực hiện lồng ghép các chương trỡnh mục tiờu quốc gia về y tế với XĐGN. Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe, hạn chế các tập tục lạc hậu và các lối sống có hại cho sức khỏe. Đẩy mạnh xó hội húa cụng tỏc y tế, huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, rốn luyện thõn thể, tạo ra phong trào "toàn dõn vỡ sức khỏe".

* Cải thiện việc cung cấp thông tin giúp người nghèo mở rộng khả năng lựa chọn và quyết định

- Tăng cường đầu tư phát triển văn hóa thông tin, xây dựng nền văn hóa tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng.

- Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống thông tin tuyên truyền ở cơ sở dưới nhiều hỡnh thức (tập trung, phõn tỏn, gặp gỡ trực tiếp) với nhiều loại phương tiện khác nhau (phát thanh, truyền hỡnh, sỏch bỏo, tài liệu, tờ rơi…) thực hiện tuyên truyền, phổ biến cả hai thứ tiếng phổ thông và tiếng dân tộc địa phương.

- Tăng thời lượng phát thanh, truyền hỡnh bằng tiếng địa phương, hỗ trợ sách báo song ngữ, đẩy mạnh hệ thống phát thanh công cộng của các xó, tăng cường đội ngũ chiếu phim di động, hỗ trợ xây dựng các trung tâm văn hóa xó, bưu điện xó phục vụ người nghèo và nhân dân trong vùng.

- Củng cố và nâng cao chất lượng thông tin, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn khuyến nông; thông tin giá cả thị trường… để nâng cao hiểu biết của người dân, tạo điều kiện cho người nghèo nắm bắt được thông tin, mở rộng khả năng lựa chọn và quyết định.

* Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính và tín dụng cho người nghèo

Mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm và có chính sách cụ thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để tạo thêm nguồn vốn cho vay ở nông thôn. Tăng cường cải tiến tổ chức, phương hướng hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo và các quỹ tín dụng nhân dân.

- Hoàn thiện quy trỡnh cho vay, thủ tục vay, với cơ chế "một cửa" giúp người nghèo vay vốn được dễ dàng. Chú trọng việc cho vay trung hạn, dài hạn để phù hợp với chu kỳ sản xuất.

- Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo, người yếu thế, người bị rủi ro, nhất là ưu tiên cho phụ nữ có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lói xuất hợp lý, kịp thời đúng thời vụ sản xuất. Trước mắt vẫn áp dụng chính sỏch lói suất thấp cho người nghèo, về lâu dài sẽ chuyển dần sang khả năng tiếp cận của người nghèo với hệ thống tín dụng chính thức thông qua đơn giản hóa thủ tục gắn với đào tạo hơn là áp dụng các chế độ ưu đói về lói suất như hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)