Đặc điểm kinh tế, xó hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 42 - 47)

Dân số và lao động

- Về dân số: Tỉnh Gia Lai cú 13 huyện, 1 thị xó và 1 thành phố với 193 xó, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh năm 2005 là 1.134.600 người. Mật độ dân số là 73,1 người/km2 (thấp hơn rất nhiều so với mật độ dân số của cả nước). Gia Lai với 34 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc Kinh khoảng 61 vạn người, chiếm 55,3% dân số tỉnh. Đồng bào DTTS khoảng 49 vạn người, chiếm 44,7% dân số tỉnh. Trong đó dân tộc Jarai

khoảng 34 vạn người, chiếm khoảng 30,7% dân số tỉnh. Dân tộc Bahnar khoảng 13,5 vạn người chiếm 12,4% dân số tỉnh. Các dân tộc khác khoảng 21.014 người, chiếm 2% dân số. Trong đó có 11 dân tộc từ 500 người trở lên, 13 dân tộc dưới 200 người, 10 dân tộc dưới 100 người. Các dân tộc sống xen kẽ nhau trên 15 huyện, thị xó, thành phố của Tỉnh. Ngoài ra, cũn một số dõn tộc ớt người ở phía Bắc mới di cư vào sau năm 1975 như dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, H.Mông, Dao. Cơ cấu dân số vùng nông thôn chiếm 72%, thành thị chiếm 28%, nam giới chiếm 51,01%, nữ giới chiếm 49,99%.

- Về lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 561.951 người, chiếm 53,5% dân số. Số lao động có việc làm mới trong năm 2004 là 17.000 người. Lao động tham gia trong nền kinh tế, đạt tỷ lệ khá cao, hơn 80%. Trong đó, chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chiếm 80% (lao động giản đơn chiếm 77,6%, lao động kỹ thuật chỉ chiếm 2,5% trong tổng lực lượng lao động của tỉnh).

Về kinh tế

Từ năm 1986 đến nay, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội của Tỉnh đó cú nhiều chuyển biến tớch cực. Kinh tế của Tỉnh từ chỗ mang nặng tớnh tự cung, tự cấp chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1986-1990 bỡnh quõn đạt 4,2%/năm; giai đoạn 1991-1995 đạt 9,95%/năm; giai đoạn 1996-2000 đạt 11,55%/năm; và giai đoạn 2001-2005 đạt 11,3%/năm.

Cơ cấu kinh tế của Tỉnh đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng kinh tế nông, lâm nghiệp giảm dần, tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ tăng khá. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp (ngành kinh tế chủ lực của tỉnh) có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, hỡnh thành ngày càng rừ nột một số ngành sản xuất cú lợi thế cạnh tranh và tạo thị phần của mỡnh trờn thị trường cả nước như cà phê, cao su, hồ tiêu và sản phẩm chế biến lâm sản. Trên địa bàn Tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều các khu, cụm công nghiệp, và cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô lớn, vừa và nhỏ để đi vào khai thác các ngành có lợi thế và tiềm năng như: thủy điện, chế biến nông sản v.v... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh.

Cỏc loại hỡnh dịch vụ trong tỉnh ngày càng phong phỳ đa dạng và được phát triển cả ở nông thôn lẫn thành thị.

Cùng với việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Tỉnh đó cú nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tổng nguồn vốn tăng nhanh qua các giai đoạn: giai đoạn 1991-1995 là 1.807 tỷ đồng; giai đoạn 1996-2000 là 8.270 tỷ đồng; trong 3 năm 2001-2003 là 5.809 tỷ đồng. Về cơ cấu đầu tư đó cú sự điều chỉnh lớn theo hướng tập trung khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh và từng vùng trong tỉnh. Tỷ lệ vốn đầu tư của dân và các doanh nghiệp có xu hướng tăng, đó bắt đầu khơi dậy nguồn vốn trong dân và họ tin tưởng, yên tâm bỏ vốn làm ăn. Nhờ đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, những năm qua, nhiều công trỡnh đó được hoàn thiện đưa vào sử dụng đó và đang phát huy tác dụng, góp phần tăng năng lực sản xuất, làm thay đổi bộ mặt của Tỉnh ở cả thành thị và nông thôn.

Về kết cấu hạ tầng

Hiện nay, toàn tỉnh cú 226 cụng trỡnh thủy lợi lớn, nhỏ và 1.215 cụng trỡnh tạm với năng lực tưới 23.400 ha ruộng. Giao thông phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Giao thụng liờn huyện, liờn xó, giao thụng nụng thụn được đầu tư xây mới, gia cố nâng cấp. Năm 2004 Gia Lai có 185/187 xó cú đường ô tô đến trung tâm. Có 183/187 xó, phường, thị trấn đó cú điện, tỷ lệ hộ dùng điện vào khoảng 61,8%. Tỷ lệ dân dùng nước sạch đạt 41%. Số xó cú điện thoại hoặc đại lý điện thoại là 100% với tỷ lệ 439 máy trên 1 vạn dân.

Lĩnh vực văn hóa - xó hội

Trong những năm qua, các lĩnh vực văn hóa, xó hội của tỉnh Gia Lai cú nhiều chuyển biến tớch cực, đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện đáng kể.

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tỉnh có bước phát triển lớn cả về quy mô lẫn chất lượng: Năm 2004 tỉnh Gia Lai có 456 trường, trong đó có 131 trường mầm non, 177 trường tiểu học, 199 trường trung học cơ sở, 22 trường trung học phổ thông và 7 trường

cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Số học sinh trên vạn dân ngày càng tăng: Năm 1991 - 1992 có 1.521 học sinh phổ thông/vạn dân, đến năm 2003 - 2004 con số này đạt 2.536 học sinh phổ thông/vạn dân. Tỉnh Gia Lai đó được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ năm 1998, hiện có 35 xó, phường đó được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở.

- Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Các dịch bệnh từng bước được đẩy lùi, các chương trỡnh quốc gia về y tế được triển khai có hiệu quả. Tỷ lệ dân số mắc bệnh bướu cổ từ 7,8% năm 2000, giảm xuống cũn 4% năm 2003; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trên 50% năm 1991, xuống 43% năm 2000, và 35% năm 2004. Tỉnh đó cấp khụng hơn 400.000 thẻ bảo hiểm y tế cho các gia đỡnh thuộc diện đói nghèo của đồng bào DTTS. Cơ sở vật chất ngày càng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Năm 2004 tổng số giường bệnh của bệnh viện và phũng khỏm khu vực, trạm xỏ xó trờn toàn tỉnh là 2.275 giường, đạt 21 giường bệnh/vạn dân. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang và hiện đại hơn. Bệnh viện Tỉnh có quy mô 500 giường bệnh được đầu tư theo tiêu chuẩn hiện đại, các xó đều có trạm y tế xó. Đội ngũ y tế không ngừng tăng về số lượng và nâng cao chất lượng, toàn ngành y tế hiện có 1.870 cán bộ công nhân viên, trong đó có 345 bác sỹ, thạc sỹ, có 606 y sĩ, kỹ thuật viên…

- Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đỡnh văn hóa, làng văn hóa được phát động và duy trỡ ở cỏc cơ sở. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của Tỉnh đạt 96,7%, tỷ lệ phủ sóng truyền hỡnh đạt 80%, có khoảng 65% hộ được xem truyền hỡnh, 70% hộ được nghe đài. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các hoạt động giúp đỡ người tàn tật, người nghèo, nạn nhân chiến tranh, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ ngày càng được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xó hội

của Gia Lai ảnh hưởng tới công tác xóa đói giảm nghèo của Tỉnh

Những đặc điểm về tự nhiờn, kinh tế - xó hội của Gia Lai vừa cú những thuận lợi vừa có những khó khăn ảnh hưởng tới công tác XĐGN của Tỉnh.

- Với vị trí địa lý là cửa ngừ Đông Dương và các tỉnh trong vùng đó tạo cho Gia Lai một lợi thế quan trọng trong việc phát triển kinh tế, giao lưu trao đổi hàng hóa, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

- Có diện tích đất đai rộng lớn và màu mỡ, đa dạng phong phú rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển nghề lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

- Nguồn nước dồi dào, nhiều sông suối, địa hỡnh dốc là tiềm năng lớn để phát triển thủy điện, thủy lợi phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh.

- Nguồn nhân lực rẻ, dồi dào, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, giá nhân công thấp cũng là một lợi thế.

Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho Gia Lai tiềm năng lớn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh nếu như có những chính sách phù hợp.

Những khó khăn

- Tuy có diện tích đất đai rộng lớn, nhưng do kỹ thuật canh tác sử dụng chưa hợp lý nờn một số diện tớch đó trở thành đất trống, đồi núi trọc, bạc màu, hơn nữa việc phân bổ đất cũng chưa thật hợp lý, một số doanh nghiệp tư nhân, một bộ phận những người thu nhập cao chiếm dụng một diện tích đất khá lớn. Trong khi đó nhiều hộ nông dân trực tiếp sản xuất lại thiếu đất sản xuất. Điều đó làm cho một số bộ phận nông dân nghèo đi và công cuộc XĐGN trở nên phức tạp.

- Gia Lai chiếm 30% diện tích rừng tự nhiên và 38% trữ lượng gỗ của khu vực Tây Nguyên với nhiều loại gỗ quý, tuy nhiờn thời gian qua Tỉnh, một số địa phương và một bộ phận dân cư đó tận dụng khai thỏc rừng để tăng thu ngân sách và tăng thu nhập đó ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, môi trường sống của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào dân tộc vốn đó khú khăn nay lại càng khó khăn hơn, đói nghèo là điều không thể tránh khỏi.

- Khớ hậu chia thành hai mựa rừ rệt, mựa khụ dễ xảy ra hạn hỏn chỏy rừng, mựa mưa lại dễ bị ngập úng, lũ quét. Đồng bào DTTS rất dễ bị rơi vào tỡnh trạng nghốo đói khi gặp phải những điều kiện rủi ro này.

- Kết cấu hạ tầng thấp kém, mạng lưới giao thông, điện nước thông tin liên lạc cũn thiếu, chưa đồng bộ nên mức độ tiếp cận dịch vụ công cộng của đồng bào DTTS, các hộ nghèo vùng sâu vùng xa so với người dân ở thành thị trước đó cú khoảng cỏch nay khoảng cỏch lại càng xa hơn.

- Cơ cấu dân số phân bố không đồng đều, chủ yếu sống ở nông thôn, các khu vực có điều kiện sống khó khăn, có quá nhiều DTTS (33 dân tộc) chủ yếu là các DTTS di cư từ miền Bắc và miền Trung tới. Cùng với di cư theo Đồng bào DTTS là một số phong tục tập quán lạc hậu đã gây cản trở cho quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội, làm cho mức độ đói nghèo của Tỉnh ngày càng phức tạp hơn và công việc XĐGN trên địa bàn Tỉnh càng trở nên khó khăn.

Những khó khăn này gây cản trở lớn đến công tác XĐGN ở Tỉnh, vỡ vậy cần phải tỡm ra những biện phỏp thớch hợp để thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN của Tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)